| Hotline: 0983.970.780

Chưa rút thỏa thuận Việt - Trung nào

Thứ Ba 20/05/2014 , 20:06 (GMT+7)

"Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là phát triển quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Còn vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền là việc không để cho đất nước bị xâm phạm quyền chủ quyền".

Chiều nay 20/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi trả lời báo chí trước giờ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông và việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Xin chuyển tới bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn của PV các báo với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh. 

* Vừa qua hai bên Việt Nam và Trung Quốc có cử đoàn công tác làm việc với nhau. Hai bên đã trao đổi thông tin với nhau như thế nào?

- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hai bên đã trao đổi thẳng thắn. Quan điểm của ta là Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì hành động của Trrung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam. Dứt khoát, Việt Nam cương quyết đấu tranh buộc Trung Quốc phải rút.

* Ngày mai đoàn Thủ tướng Chính phủ sẽ sang Philippines, ông có thể cho biết ý nghĩa của chuyến đi này?

- Đây là hội nghị của diễn đàn Kinh tế Đông Á. Thủ tướng dự theo chương trình công tác của Thủ tướng.

* Trên diễn này, mình có thể hiện quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc không? 

- Đương nhiên cuộc đấu tranh về vấn đề biển Đông rất phức tạp và chúng ta đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút tất cả giàn khoan và tất cả tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các hội nghị liên quan đến kinh tế thế giới nhưng tình hình ảnh hưởng đến kinh tế thì đương nhiên nó có thể là chủ đề đem ra trao đổi.

* Được biết thời gian qua các đoàn ngoại giao Việt Nam và chính ông cũng có rất nhiều cuộc điện đàm trao đổi thông tin với lãnh đạo các nước, trong đó có Trung Quốc. Vậy xin ông cho biết, kết quả hiện nay thế nào?

- Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh ngoại giao và một trong những biện pháp này là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc. Cho đến nay có thế nói có 20 cuộc giao thiệp như vậy và chúng ta kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là lập trường kiên quyết của chúng ta.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và ngày càng tăng cường tàu ở đó. Điều đó cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu về.

* Trước thái độ ngoan cố của Trung Quốc, Việt Nam có động thái như nào tiếp theo?

- Hiện nay Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tuyên bố rõ ràng. Trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói rõ: chúng ta kiên quyết đấu tranh và có các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.

* Chúng ta có tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế không?

- Tất cả các biện pháp hòa bình thì các bạn phải hiểu, chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ chủ quyền của chúng ta.

* Trung Quốc có nói rút một số thỏa thuận với Việt Nam, vậy phản ứng phía Việt Nam thế nào?

- Hiện nay chưa có thỏa thuận nào rút cả. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là phát triển quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Còn vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền là việc không để cho đất nước bị xâm phạm quyền chủ quyền.

LÊ KIÊN ghi

(tuoitre.vn)

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.