| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững

Thứ Ba 27/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Vừa qua, Bộ KH-CN phối hợp với Sở KH-CN Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Vai trò của KH-CN trong tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững ở ĐBSCL” thu hút nhiều DN và nông dân tham dự.

Thực tế cho thấy, vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh lớn về các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy trình SX, tiêu thụ đến XK sản phẩm còn thiếu và yếu...

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, đặc biệt là cuối năm nay, khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, thì các sản phẩm nông nghiệp của vùng cần có giải pháp vừa mang tính đột phá vừa đảm bảo sự phát triển lâu dài thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường ASEAN và thế giới. Do đó, việc ứng dụng KH-CN là giải pháp quan trọng giúp toàn vùng nâng cao hiệu quả SX và XK nhiều mặt hàng đáp ứng yêu cầu trên.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH-CN địa phương (Bộ KH-CN) khẳng định, việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) là sự tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi của thị trường làm thay đổi chi phí SX trong phạm vi quốc gia và vùng, cũng như trong từng DN.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao trình độ công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý và phân bố nguồn lực hợp lý, mở rộng quy mô để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, tỉnh đã xác định 5 ngành hàng chủ lực để TCCNN là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, vịt và cá tra. Nhưng để triển khai có hiệu quả 5 ngành hàng này, cần đặt ra và làm rõ vấn đề KH-CN phải làm gì, làm từ đâu, làm như thế nào cho từng ngành hàng cụ thể, để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng thảo luận, trao đổi để tìm lời giải hợp lý nhất cho những vấn đề mà thực tiễn đề ra, qua đó góp phần thực hiện thành công TCCNN gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững.

"Đồng Tháp đang tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả SX cây, con chủ lực, hình thành vùng SX tập trung, quy mô lớn; xây dựng mô hình SX hiệu quả ở các xã nông thôn mới, các HTX và tổ hợp tác", ông Quốc nhấn mạnh.

Hiện các tỉnh ĐBSCL đã có đề án TCCNN thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với tình hình thực tế vùng, địa phương. Các hướng phát triển lớn là hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp... đang mở ra hướng đột phá trong SX nông nghiệp để tiến đến giai đoạn SX được nhiều hơn trong điều kiện sử dụng tài nguyên ít hơn.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Hồng Hà cho biết thêm, việc đẩy mạnh ứng dụng KH-CN, đặc biệt là công nghệ cao vào SX để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được đặt ra và đang được triển khai trong thực tiễn. 

Cụ thể là việc nâng cao năng lực chế biến, bảo quản theo hướng hiện đại, góp phần hữu hiệu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản nhất là lúa, gạo.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, để ngành SX rau quả phát triển tốt và tăng trưởng bền vững, cần tổ chức một cách bài bản, nghiêm túc và hiệu quả theo hướng SX hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng cao, đồng đều, liên tục. Trong đó, đầu tư mạnh mẽ việc nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho sản phẩm tươi, ứng dụng KH-CN để rút ngắn thời gian tạo giống mới và công tác bảo hộ giống.

Còn ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở KH-CN Đồng Tháp nhận định: Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua tại Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả cao, nhất là trên các lĩnh vực thế mạnh như lúa, cây ăn trái, hoa kiểng, thủy sản, góp phần thực hiện thành công TCCNN.

Cũng theo ông Quốc, thời gian tới, Sở KH-CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các ngành, các cấp để lựa chọn nội dung nghiên cứu, ứng dụng phục vụ phát triển KT-XH địa phương, trọng tâm là phát triển KH-CN phục vụ tái cơ cấu kinh tế gắn mô hình tăng trưởng cho tỉnh.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.