| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số từ đâu: Doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu

Thứ Hai 25/07/2022 , 17:32 (GMT+7)

Chia sẻ về những rào cản trong quá trình chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.

 

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại đã tổ chức Hội thảo “Rào cản và nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp” dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương và Viện Kinh tế Việt Nam.

Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, Covid-19 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gần 38% doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào do khó khăn về vận chuyển trong nước cũng như quốc tế…

Vì vậy, chuyển đổi số lúc này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sau đại dịch, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Chia sẻ về hiệu quả của chuyển đổi số, ông Tuấn cho biết, doanh nghiệp trước khi chuyển đổi số thì hệ thống khá rời rạc, sau khi áp dụng sẽ được đưa về một mối, đồng bộ kết nối, qua đó nâng cao sự cạnh tranh tiếp cận thị trường với sự bán hàng, tiếp thị một cách chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, chia sẻ về những rào cản trong quá trình chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia Tập đoàn Epicor (Mỹ) tại Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, hay thiếu hụt nhân lực lao động và chi phí tăng cao... Điều này đã cản trở tăng trưởng trong một số phân khúc, ngay cả khi các xu hướng dài hạn vẫn có chiều hướng tăng.

Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, các doanh nghiệp sản xuất cần tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Đó là ưu tiên việc hợp tác trong quá trình vận hành. Sự hợp tác ở đây để có thể hiểu theo chiều dọc, tức là giữa các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp và hợp tác theo chiều ngang giữa doanh nghiệp với các khách hàng cũng như các đối tác của mình.

Ông Bùi Quang Tuấn cho rằng hiện các doanh nghiệp còn thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số, cũng như còn e ngại về sự rò rỉ dữ liệu cá nhân của doanh nghiệp và thiếu cả nhân lực, thiếu cả thông tin, khó khăn trong việc thay đổi tập quán kinh doanh truyền thống của mình.

Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, các doanh nghiệp sản xuất cần tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Đó là ưu tiên việc hợp tác trong quá trình vận hành. Sự hợp tác ở đây để có thể hiểu theo chiều dọc, tức là giữa các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp và hợp tác theo chiều ngang giữa doanh nghiệp với các khách hàng cũng như các đối tác của mình.

Theo Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động bởi đại dịch Covid-19... gây ra những khó khăn, thách thức buộc các nhà sản xuất phải thay đổi và thích ứng.

Chính vì vậy, từ tháng 01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi, thích ứng với những điều kiện mới, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ Công Thương cho rằng, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp là một xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động và nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi số. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tạo dựng môi trường, thể chế và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường chuyển đối số để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.