| Hotline: 0983.970.780

Chuyển nhượng mùa đông 2018: Mua nhanh kẻo hết!

Thứ Bảy 06/01/2018 , 06:40 (GMT+7)

Barca chuẩn bị tự phá kỷ lục chuyển nhượng của chính họ khi chấp nhận chi 140 triệu bảng cho Coutinho. Man Utd, Chelsea, Liverpool ấp ủ mang thêm ít nhất 1 ngôi sao đẳng cấp để hoàn thiện bộ khung.

Chưa bao giờ người ta thấy kỳ chuyển nhượng mùa đông nhộn nhịp tới vậy.

18-09-20_nh_the_tho
Philippe Coutinho chuẩn bị trở thành cầu thủ đắt giá thứ ba lịch sử bóng đá

Cho tới giờ, mùa đông bạo chi nhất của các đội bóng châu Âu vẫn là năm 2011, khi chỉ riêng trong ngày cuối cùng, Chelsea chi 50 triệu bảng mua Fernando Torres, còn Liverpool bỏ gần 60 triệu bảng để rước về bộ đôi Andy Carroll và Luis Suarez. Kể từ mùa đông điên rồ ấy, các CLB đều coi kỳ chuyển nhượng giữa mùa như một phiên chợ tạm, tinh chỉnh các chi tiết bị lỗi, thay vì đầu tư hẳn một guồng máy mới cho tầm nhìn dài khác.

Nhưng mùa đông 2018 đã khởi đầu một cách rất khác. Liverpool là cái tên đầu tiên kích nổ bom tấn 75 triệu bảng với Virgil Van Dijk. Barca cũng rục rịch chi đủ 140 triệu bảng cho Philippe Coutinho. Tương tự như vậy, Man Utd nhìn về Danny Rose với ánh mắt thèm khát, Chelsea coi Alex Sandro, Ross Barkley là trọng điểm đầu tư, còn Arsenal không ngừng mơ về Thomas Lemar, Steven N’Zonzi. Nếu tất cả thành công, tổng số tiền chi cho kỳ chuyển nhượng này có thể vượt qua cả kỳ chuyển nhượng hè 2017, vốn được ghi nhận là nhộn nhịp rất lịch sử.

Câu hỏi, tại sao mùa đông năm nay lại tấp nập đến vậy? Nó trái ngược hoàn toàn với những năm trước đây, khi các ngôi sao thường ngại di chuyển CLB khi vòng chung kết World Cup cận kề.

Một phần lý do được tìm thấy ở bảng xếp hạng các vô địch hàng đầu châu Âu. Ngoại trừ Serie A, 4 giải còn lại gồm Ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga và Ligue 1 đều chứng kiến sự độc tôn của Man City, Barca, Bayern Munich và PSG. Nói theo triết lý của Antonio Conte, “nếu không chi tiền ngay, họ sẽ không bao giờ bắt kịp đội đứng đầu”, các CLB đều lao vào kỳ chuyển nhượng với tâm lý gấp gáp, theo kiểu không cho đối thủ nguy hiểm nhất mua thêm người giỏi.

Bên cạnh đó, dư âm từ cú áp phe trị giá gần 200 triệu bảng mà PSG lập nên với Neymar vẫn âm ỉ trong lòng các đội bóng. Tất cả các đội bóng khác đều muốn “tiêu” số tiền ấy, trực tiếp hoặc gián tiếp, trước khi nó được giới chủ hoạch định lại trong các báo cáo tài chính vào cuối mùa. Borussia Dortmund là một ví dụ. Họ chớp thời cơ rất nhanh khi gạ bán Ousmane Dembele cho Barca với giá không tưởng 97 triệu bảng, cao hơn cả kỷ lục chuyển nhượng năm 2016 – Paul Pogba (89 triệu bảng).

Tuy nhiên, báo giới châu Âu hầu hết đều cho rằng sự bất lực của UEFA mới là nguồn cơn của những “cơn điên” mua sắm này. Nếu như trước đây, cơ quan bóng đá quyền lực nhất châu Âu đề ra Luật công bằng tài chính, với yêu cầu mỗi CLB không được phép chi quá 40 triệu bảng so với doanh thu trong 3 mùa liền trước. Nhưng khi giới chủ Ả Rập tìm được cách lách luật bằng việc thuyết phục Neymar tự phá vỡ hợp đồng với Barca, nhờ một dòng tiền hợp pháp (làm đại sứ hình ảnh cho World Cup 2022), mọi chuyện trở nên đơn giản hơn nhiều. PSG sẵn sàng “ngồi xổm” lên đạo luật mà cựu Chủ tịch UEFA Michel Platini dày công suy tính.

Đó là lý do tại sao mà Jose Mourinho khăng khăng, 300 triệu bảng cho 2 kỳ chuyển nhượng tại Man Utd là quá ít. Chừng đó chưa đủ để “Quỷ đỏ” mua 2 ngôi sao đẳng cấp Neymar, thứ mà họ luôn thiếu kể từ thời điểm Alex Ferguson nghỉ hưu.

Người hưởng lợi nhất, chung quy chỉ là giới cò cầu thủ. Jorge Mendes, Mino Raiola, Pini Zahavi âm thầm đút túi hàng chục triệu bảng trong mỗi thương vụ mua đi bán lại. Họ sống khỏe nhờ sự am hiểu thị trường, và độ chịu chơi của các đại gia lắm tiền, nhưng nghèo mánh khóe mua bán.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm