| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội đột phá mới cho Đồng bằng sông Hồng

Thứ Năm 09/02/2023 , 14:08 (GMT+7)

Vào ngày 12/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông giới thiệu về hội nghị sắp tổ chức tại Quảng Ninh ngày 12/2.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông giới thiệu về hội nghị sắp tổ chức tại Quảng Ninh ngày 12/2.

Được tổ chức tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh, hội nghị sẽ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Đồng bằng sông Hồng.

Với chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững”, hội nghị được xem là "3 trong 1", vừa thực hiện Nghị quyết số 30, vừa xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác, đồng thời công bố quy hoạch Quảng Ninh và TP. Hạ Long.

Là đơn vị chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi hội nghị sắp tới sẽ mở ra "cơ hội mới đột phá" cho vùng đất là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như dẫn dắt nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, tăng trưởng kinh tế bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94% cao hơn bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 đã gấp 7,75 lần năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước; thu ngân sách sau 15 năm tăng 9,5 lần, cao hơn bình quân cả nước 6,6 lần, chiếm 32,7% tổng thu ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh. Số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước. Đây cũng là địa bàn thu hút FDI lớn thứ hai cả nước, chiếm 31,4%. Chương trình xây dựng nông thôn mới tại vùng đạt nhiều thành tựu như 99,2% số xã đạt chuẩn. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành 3 cực tăng trưởng trong tam giác động lực phát triển kinh tế vùng.

Đồng bằng sông Hồng chiếm 29,4% GDP cả nước.

Đồng bằng sông Hồng chiếm 29,4% GDP cả nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ một số tồn tại của Đồng bằng sông Hồng như: các địa phương tăng trưởng không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên; thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI; năng suất lao động chậm cải thiện; khoa học công nghệ chưa trở thành động lực cho phát triển.

Một điểm nữa là công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch còn chậm, nhiều bất cập, nhất là quy hoạch đô thị; hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quản lý đất đai, tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp; đầu tư công còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ.

Việc liên kết giữa các khu công nghiệp, liên kết ngành, liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn thiếu chặt chẽ; chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai tiểu vùng và một số địa phương khá lớn; liên kết về phát triển kết cấu hạ tầng như các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến kết nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hiệu quả.

"Những hạn chế, bất cập này nếu được khắc phục kết hợp với tiềm năng, lợi thế và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả và các cơ hội mới sẽ là dư địa, cơ hội để Đồng bằng Sông Hồng phát triển nhanh thời gian tới, thực sự trở thành vùng động lực phát triển hàng đầu, dẫn dắt quá trình cơ cấu nền kinh tế", Thứ trưởng Đông nói. 

Theo Thứ trưởng, Chính phủ đã đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển Đồng bằng sông Hồng. Trong chương trình hành động sắp tới, 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng sẽ được phân công cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai.

Xem thêm
Giảm số dự án đầu tư công trung hạn 2026-2030 xuống dưới 3.000

Đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị tổng kết ngành kế hoạch - đầu tư, nhằm giúp nền kinh tế bứt phá hơn nữa.

Ông Lại Thế Nguyên nêu vấn đề 'căn cốt' để phát triển nông nghiệp Thanh Hóa

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.