| Hotline: 0983.970.780

‘Cơ hội vàng’ để Sóc Trăng chào đón nhà đầu tư

Thứ Hai 07/10/2024 , 06:07 (GMT+7)

Thời gian qua có nhiều quyết sách của Trung ương đầu tư cho vùng ĐBSCL, đồng thời mở ra cơ hội cho tỉnh Sóc Trăng chào đón các nhà đầu tư.

Nông, lâm, thủy sản được quan tâm

Theo TS Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn này là “thời điểm vàng” để địa phương chào đón các nhà đầu tư. Dẫn chứng cho khẳng định trên, ông Tâm cho biết, Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó xác định đưa Sóc Trăng trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL gắn với cảng biển Trần Đề.

Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Văn Vũ.

Cộng hưởng lợi thế hạ tầng khi tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng và 5 tuyến quốc lộ đi ngang. Trong đó có dự án cầu Đại Ngãi nối tỉnh Sóc Trăng với Trà Vinh và dẫn về TP Hồ Chí Minh, rút ngắn khoảng cách từ Sóc Trăng đi TP Hồ Chí Minh khoảng 80km. Chưa kể hệ thống giao thông đường sông, đường biển. Các dự án khi hoàn thành sẽ tạo mạng lưới hạ tầng tốt, đưa các nhà đầu tư đến với Sóc Trăng trong thời gian tới.

Lợi thế đã có, một loạt hoạt động kêu gọi đầu tư đã được Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng nhanh chóng xúc tiến. Còn nhớ hồi đầu năm, trên 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ, tìm hiểu môi trường đầu tư tại Sóc Trăng.

Tại sự kiện này, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh – ông Ngụy Hoa Tường cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc rất quan tâm và mong muốn hợp tác cùng với các chuyên gia lúa gạo của Việt Nam. Mục đích của việc kết nối này là tìm hiểu, liên kết sâu rộng trong việc trồng và gia tăng giá trị lúa gạo, trong bối cảnh hạn mặn, khắc phục những khó khăn do biến đổi khí hậu hiện nay.

“Khi đến Sóc Trăng, các doanh nghiệp Trung Quốc rất ấn tượng về những sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như gạo ST25, sầu riêng, vú sữa, dừa xiêm, tôm và nông lâm thủy sản… Những mặt hàng này, ngoài ưu thế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, còn tượng trưng cho sự phát triển, hợp tác ngày càng thiết thực giữa hai quốc gia”, ông Ngụy Hoa Tường bày tỏ.

Ông Tường đánh giá, Trung Quốc là thị trường “siêu” lớn với 1,4 tỷ dân. Trong năm 2023, quốc gia này là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với kim ngạch trên 12,2 tỷ USD.

Nông, lâm, thủy sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Kim Anh.

Nông, lâm, thủy sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Kim Anh.

Trong đó, với mặt hàng gạo, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, với sản lượng 917.000 tấn. Đặc biệt, ông Tường đánh giá, gạo ST25 của tỉnh Sóc Trăng được người dân Trung Quốc rất ưa chuộng. Các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2023 cũng tăng gấp 3 lần, riêng tôm tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ.

Với không gian, tiềm năng về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh khẳng định, Việt Nam còn dư địa xuất khẩu rất rộng lớn sang quốc gia này. “Trung Quốc luôn mở cửa và mong sẽ có nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang để mang lại lợi ích cho người dân hai nước”, ông Tường khẳng định.

Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức một loạt hoạt động xúc tiến, gặp gỡ, kêu gọi đầu tư. Ảnh: Văn Vũ.

Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức một loạt hoạt động xúc tiến, gặp gỡ, kêu gọi đầu tư. Ảnh: Văn Vũ.

Tính đến thời điểm này, Sóc Trăng có hàng chục dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký trên 23.000 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư như điện gió, sản xuất tôm và giày da.

Hiện sản lượng lúa hàng năm của Sóc Trăng đạt trên 2 triệu tấn/năm, thủy sản trên 375.000 tấn/năm. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh đạt trên 1,5 tỷ USD, trong đó, lúa gạo chiếm gần 1/3, tương đương hơn 410 triệu USD/năm.

Cảng biển Trần Đề - mảnh ghép hoàn hảo hạ tầng giao thông ĐBSCL

Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương phấn đấu đến năm 2030, hình thành cảng biển ngoài khơi Trần Đề. Đây là dự án hạ tầng logistics quan trọng không chỉ phục vụ sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng mà cả vùng ĐBSCL, đang được tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư.

Cảng biển Trần Đề có năng lực tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tải trọng khoảng 100.000 DWT (tương đương 100.000 tấn), tàu hàng rời 160.000 DWT, công suất thiết kế 80 – 100 triệu tấn mỗi năm. Dự án góp phần đưa hàng hóa tại vùng ĐBSCL xuất khẩu trực tiếp, không thông qua các cảng trung gian khác. Dự án có nhu cầu vốn ở giai đoạn khởi động khoảng 50.000 tỷ đồng.

Cảng biển Trần Đề là dự án hạ tầng logistics phục vụ sự phát triển của vùng ĐBSCL và đang được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên thu hút đầu tư. Ảnh: Kim Anh.

Cảng biển Trần Đề là dự án hạ tầng logistics phục vụ sự phát triển của vùng ĐBSCL và đang được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên thu hút đầu tư. Ảnh: Kim Anh.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, mỗi năm doanh nghiệp xuất khẩu từ 1.500 container lạnh. Tuy nhiên, hàng hóa xuất đi đều phải vận chuyển lên các cảng tại TP Hồ Chí Minh hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu. Cung đường xa, đội chi phí vận chuyển 2 chiều lên đến 700 USD/chuyến container. Bên cạnh đó, tiềm ẩn nhiều rủi ro hàng không kịp tới cảng nếu không may kẹt xe, sự cố giao thông. Lãnh đạo Sao Ta kỳ vọng, việc xây dựng cảng biển Trần Đề sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí vận chuyển ít nhất 15 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, rủi ro hàng hóa cũng giảm, tăng niềm tin với đối tác trong giao nhận.

Riêng trong lĩnh vực lúa gạo, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, hầu hết sản lượng này đều xuất phát từ ĐBSCL. Thế nhưng thời gian qua, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều phải trung chuyển hàng hóa lên các cảng ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai để giao nhận.

Nếu kêu gọi đầu tư, xây dựng thành công cảng biển Trần Đề, việc giao nhận hàng hóa thực hiện ngay tại ĐBSCL, riêng cước phí vận chuyển đã tiết giảm được khoảng 40% chi phí.

Việc hình thành cảng biển Trần Đề giúp các doanh nghiệp ĐBSCL tiết giảm đáng chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh. Ảnh: Văn Vũ.

Việc hình thành cảng biển Trần Đề giúp các doanh nghiệp ĐBSCL tiết giảm đáng chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh. Ảnh: Văn Vũ.

Đa số các doanh nghiệp đánh giá, cảng biển Trần Đề đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng kết nối phía Nam với tuyến hàng hải quốc tế, mở ra cơ hội đưa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của ĐBSCL vươn ra thế giới. Theo thống kê của UBND tỉnh Sóc Trăng, hiện nay trên 70% hàng xuất khẩu của vùng phải vận chuyển bằng đường bộ lên TP Hồ Chí Minh, đội chi phí, thời gian, kéo theo sức cạnh tranh hàng hóa giảm.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu nhấn mạnh, trong các Nghị quyết của Trung ương đối với vùng ĐBSCL đều xác định rõ, đến năm 2030 phát triển cảng Trần Đề thành cảng đặc biệt và cửa ngõ của vùng. Đây là mảnh ghép hoàn hảo giúp đồng bộ hạ tầng giao thông, trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung.

Giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Sóc Trăng đưa ra 120 dự án ưu tiên đầu tư thuộc 12 lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai. Trong đó, 6 dự án trọng tâm thuộc lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên mời gọi các nhà đầu tư, các dự án hướng tới phát triển theo định hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, gắn phát triển nông nghiệp với chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ, du lịch sinh thái, cảnh quan. Nhất là, hình thành các vùng chuyên canh các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh như lúa gạo, hành tím Vĩnh Châu, cây dược liệu, bò thịt, bò sữa, tôm nước lợ…

Xem thêm
Trung ương chốt những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động

Ban Chấp hành Trung ương vừa thông qua phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy với việc kết thúc hoạt động của nhiều cơ quan và hợp nhất nhiều đơn vị.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Chở đào, quất thuê bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

Dù chỉ là công việc thời vụ trong dịp Tết Nguyên đán, nghề chở đào quất thuê giúp người lao động có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Cây cao bóng cả Tả Phìn

Ở cuối bản Tả Phìn có một cây pơmu trắng hơn 100 năm tuổi. Gần gốc pơmu đại thụ có một cụ bà người Dao chuẩn bị đón mùa xuân thứ 101 trong cuộc đời…

Bình luận mới nhất