| Hotline: 0983.970.780

Cứu lúa, rau màu sau trận mưa lịch sử

Thứ Tư 12/06/2024 , 14:57 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Trận mưa lớn vừa qua, toàn thành phố Hải Phòng có hơn 200ha diện tích lúa, rau màu và hoa cây cảnh bị ngập nước, bị đổ hoặc táp lá.

Người dân ở huyện Kiến Thụy buộc lại diện tích lúa bị đổ. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân ở huyện Kiến Thụy buộc lại diện tích lúa bị đổ. Ảnh: Đinh Mười.

Vừa qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra mưa lớn kéo dài kết hợp triều cường với tổng lượng mưa phổ biến từ 120 - 250 mm, cục bộ có nơi 330 mm, gây ngập ở một số vùng trũng thấp và ảnh hưởng chung đến sản xuất trồng trọt.

Ghi nhận tại thôn Hà Tây, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, khu vực này có hơn 3ha trồng lúa, dù mưa lớn đã qua được 1 ngày và việc tiêu thoát nước được thực hiện tích cực nhưng cả cánh đồng lúa vẫn đầy nước, có chỗ bông lúa vẫn ngập trong nước.

“Đợt này mưa to, cống bé không thoát được nước, lúa đang đến vụ thu hoạch rồi nhưng vừa qua bị ngập 2 ngày 1 đêm. Chúng tôi phải báo chính quyền để xử lý, đến 12/6 nước đã rút dần, bông lúa không còn ngập nhưng mực nước vẫn còn cao lắm”, bà Nguyễn Thị Cúc, một hộ trồng lúa tại đây cho biết.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên cho biết, vụ xuân năm nay, trên địa bàn huyện có hơn 4,2 nghìn ha lúa được gieo cấy. Trước thời điểm trước khi mưa lớn xảy ra, toàn huyện đã thu hoạch khoảng 1.500ha tập trung tại các xã: Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ, Thiên Hương, Hợp Thành,…

Cánh đồng lúa thôn Hà Tây, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên vẫn còn đầy nước, chưa tiêu thoát được. Ảnh: Đinh Mười.

Cánh đồng lúa thôn Hà Tây, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên vẫn còn đầy nước, chưa tiêu thoát được. Ảnh: Đinh Mười.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa gió gây ra, huyện Thủy Nguyên yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chỉ đạo nông dân huy động nhân lực, phương tiện tranh thủ thời tiết tạnh ráo, khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín, đặc biệt các diện tích lúa bị đổ ngã, chìm trong nước theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế thấp nhất hậu quả do mưa ngập.

Trên các diện tích lúa chắc xanh, chưa đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã do mưa bão, các địa phương cần chỉ đạo, đôn đốc nông dân khẩn trương tiến hành buộc, chằng chống chờ thu hoạch. Với diện tích rau màu đến thời kỳ bán được thì nhanh chóng thu hoạch, đồng thời chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với diện tích bị ảnh hưởng sau mưa, chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để gieo trồng lại trên diện tích bị hỏng.

Đối với vườn cây ăn quả, hoa cây cảnh, cần khẩn trương xẻ rãnh ở các mặt luống để thoát nước, xới phá váng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây sau mưa.

Mặt khác, chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên có giải pháp tiêu, thoát nước kịp thời cho lúa, hoa màu và các vùng sản xuất cây ăn quả, khu dân cư khi ngập úng do mưa lớn.

Riêng trường hợp ở xã Trung Hà, khi nhận được thông tin việc ngập úng, chính quyền địa phương và công ty khai thác công trình thủy lợi đã có giải pháp tiêu, thoát nước nhưng do mực nước ngoài sông Giá đang cao, kết hợp với thủy triều nên không thể tháo cống. Sau khi mực nước ngoài sông xuống thấp thì việc tiêu thoát nước đã được thực hiện để bảo vệ mùa màng cho người dân.

Cánh đồng trồng đào ở xã Đồng Thái bị ngập khá nặng. Ảnh: Đinh Mười.

Cánh đồng trồng đào ở xã Đồng Thái bị ngập khá nặng. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng, vụ xuân năm nay toàn thành phố có hơn 27 nghìn ha lúa, hơn 6 nghìn ha cây ăn quả và gần 3 nghìn ha rau màu. Trận mưa lớn vừa qua, toàn thành phố Hải Phòng có hơn 200ha diện tích lúa, rau màu và hoa cây cảnh bị ngập nước, bị đổ hoặc táp lá.

Trong đó, riêng cây lúa có tới 108 ha bị ngập, nặng nhất là tại huyện Thủy Nguyên với 100ha lúa bị ngập, tiếp đến là huyện Kiến Thụy với 4ha lúa bị ngập, huyện An Lão có 2ha và huyện Vĩnh Bảo có 1,5ha. Dù lúa đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng khi bị ngập nước sẽ ảnh hưởng đến năng suất, người dân phải thu hoạch nhanh.

Với cây rau màu, toàn thành phố Hải Phòng có tới 92 ha bị đổ, ngập nước hoặc táp lá, trong đó nhiều nhất là huyện An Dương với 30ha, các huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo đều có 20ha bị ảnh hưởng. Diện tích hoa, cây cảnh bị đổ và ngập nước lên đến 127ha, trong đó nặng nhất là huyện An Dương với tổng cộng 105ha, còn lại là các huyện như Kiến Thụy có 20ha và Dương Kinh có 2ha.

Để khắc phục, với diện tích lúa bị ngập, cơ quan chức năng đã thực hiện các giải pháp tiêu thoát nước, với những diện tích lúa đã chín và giao thông thuận lợi, người dân đã tổ chức gặt hoặc buộc dựng lại. Với diện tích rau màu và hoa cây cảnh, sau khi phát hiện bị ngập người dân và các công ty thủy lợi cũng đã tích cực thực hiện các biện pháp tiêu, thoát nước, đến nay cơ bản được khắc phục.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, riêng ngày 9/6, có 7 trạm khí tượng đã ghi nhận tổng lượng mưa ngày vượt giá trị lịch sử tháng 6, trong đó, trạm Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 45 năm qua với lượng mưa đo được lên tới 228mm. Trước đó, kỷ lục mưa lớn nhất tháng 6 ở Phù Liễn được ghi nhận vào năm 1979 với lượng mưa 167,5mm.

Xem thêm
Tổng thống Putin đặt vòng hoa viếng Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ

Chiều 20/6, trong khuôn khổ các hoạt động tại Việt Nam, Tổng thống Putin đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Báo Nông nghiệp Việt Nam và những dấu ấn quốc tế

Cùng sự chuyển đổi năng động của ngành NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quảng bá hình ảnh nông thôn Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Hành trình vờn qua những ngọn mây

Nếu nhìn cận cảnh thì rừng ở đâu cũng như nhau, trừ một số loài đặc trưng, đặc hữu. Nhưng nếu lên cao, khung hình sẽ khác, đẹp, lung linh và hùng vĩ hơn nhiều.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm