| Hotline: 0983.970.780

Nước sông Gâm lên trên báo động 3, Bắc Mê có nguy cơ ngập úng

Thứ Hai 10/06/2024 , 15:17 (GMT+7)

Mực nước trên sông Gâm dự báo tiếp tục lên trên BĐ3 từ 0,6-1,2m; nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông tại huyện Bắc Mê (Hà Giang).

Mực nước trên sông Gâm tại trạm thủy văn Bắc Mê ở mức +124,11m (trên mức BĐ3 0,11m) và dự báo tiếp tục lên trên BĐ3 từ 0,6-1,2m.

Mực nước trên sông Gâm tại trạm thủy văn Bắc Mê ở mức +124,11m (trên mức BĐ3 0,11m) và dự báo tiếp tục lên trên BĐ3 từ 0,6-1,2m.

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT), Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) vừa có Công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Giang; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, NN-PTNT, Công Thương, Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt tại tỉnh Hà Giang.

Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang - Đài Khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, vào hồi 11 giờ ngày 10/6, mực nước trên sông Gâm tại trạm thủy văn Bắc Mê ở mức +124,11m (trên mức BĐ3 0,11m) và dự báo tiếp tục lên trên BĐ3 từ 0,6-1,2m; nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông Gâm tại huyện Bắc Mê (Hà Giang).

Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Giang theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ. Thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.

Chủ động có biện pháp tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.Thông báo cho các chủ lồng bè, chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, lồng bè, phương tiện, thiết bị và công trình.

Bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát, khơi thông dòng chảy; tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các cầu, ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn hồ chứa; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng cường thông tin về diễn biễn của lũ đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh. Cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình địa phương, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân chủ động ứng phó lũ, ngập lụt để giảm thiểu thiệt hại.

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.