| Hotline: 0983.970.780

Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2: Vươn lên từ những khó khăn

Thứ Sáu 17/09/2010 , 10:28 (GMT+7)

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng đánh giá về tổng thể thì trường cũng đã có những thành công bước đầu.

Ngày 28/1/2008, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT đã kí Quyết định số 240/QĐ-BNN-TCCB thành lập Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Lâm nghiệp số 2 tại Đồng Nai.

Khi còn là trường Trung học, số học viên chỉ dao động từ 800 đến 1.000, sau hơn hai năm thành lập, số sinh viên đã tăng lên hơn 3.000. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn quá nghèo, đội ngũ giảng viên, giáo viên của trường lại thiếu nghiêm trọng nên chưa thể theo kịp tốc độ phát triển. Tập thể CBCNV của trường hiện đang phải “gồng” hết sức mình để giải quyết khó khăn.

Thiếu đủ thứ

Trường Đại học Lâm nghiệp Cơ sở 2 có khuôn viên vuông vức, bốn mặt đều có đường nhựa, diện tích hơn 18 hécta- một vị trí đẹp nằm ngay trung tâm thị trấn Trảng Bom, một thị trấn sầm uất của tỉnh Đồng Nai. Đây là cơ sở đào tạo công lập phát triển theo hướng đa cấp, đa hệ, đa ngành, đa lĩnh vực. Trường là à cơ sở đầu ngành đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu to lớn về cán bộ KHKT của ngành Lâm nghiệp các tỉnh phía Nam.

Trường có 4 Ban chức năng và 3 Ban chuyên môn. Ngoài ra còn có 3 Trung tâm Thực nghiệm, sản xuất và Dịch vụ kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng công chức kiểm lâm, Trung tâm Thông tin - thư viện. Hiện trường chỉ mới có 5 ngành đào tạo là Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý đất đai, Lâm học và Quản lý tài nguyên môi trường rừng.

Như đã nói, từ khi được “nâng cấp” lên Đại học, số sinh viên đã tăng lên 3.000 (gấp 3 lần so với khi còn là trường Trung học), nhưng đội ngũ giảng viên, giáo viên thì hầu như không tăng. Hiện trường có 110 giảng viên, giáo viên, trong đó chỉ có hai tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 30 giáo viên đang trong quá trình học lấy bằng thạc sỹ. Cơ sở vật chất của trường, đồ dùng dạy học, các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy đại học và sau đại học gần như không thay đổi từ khi còn là Trung học đến nay.

“Dạy Trung cấp chỉ cần là giáo viên (cử nhân), nhưng lên ĐH thì đứng lớp phải là giảng viên (thạc sỹ). Đi cùng với chức danh giảng viên là quyền lợi cao hơn, giảng viên chỉ dạy khoảng 300 tiết/năm, còn giáo viên phải dạy từ 450 đến 500 tiết/năm, điều đó đồng nghĩa với việc mức lương cao hơn. Từ những lý do đó mà hiện nay giáo viên của trường đua nhau đi học thạc sỹ, nhiều trường hợp không cho đi vì thiếu người đứng lớp nhưng họ vẫn cứ đi. Giáo viên đứng lớp đã thiếu lại đi học quá nhiều, đến mức có những môn sinh viên đến lớp mà không có người dạy”- PGĐ nhà trường, ông Đinh Ngọc Hùng cho biết.

“Nông – Lâm nghiệp hiện đang là một ngành rất khó tuyển sinh. Nhà nước hiện mới có chính sách miễn học phí cho người học ngành sư phạm, còn ngành Lâm nghiệp thì chưa. Theo tôi đó là một điều bất hợp lý. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng lại không thu hút được mọi người theo học ngành này, còn nhà nước thì chưa có sự hỗ trợ đúng mức”- ông Hùng bày tỏ quan điểm. Hiện nay trong số 3.000 sinh viên đang theo học tại trường chỉ có hơn 100 sinh viên hệ chính quy, còn lại là vừa học vừa làm.

Vượt dốc

Vừa qua Bộ NN- PTNT đã phê duyệt dự án xây dựng mới Trường ĐH Lâm nghiệp Cơ sở 2 với tổng vốn đầu tư 315 tỷ đồng. Dự án này chia thành hai giai đoạn, kéo dài đến năm 2020. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong chiến lược phát triển của trường trong tương lai. Ngoài việc phê duyệt dự án xây lại trường, hiện nhà nước vẫn đang hỗ trợ cho ngân sách nhà trường mỗi năm 1,5 tỷ đồng để nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất. Tập thể ban lãnh đạo nhà trường phải “chữa cháy” cho vấn đề thiếu giảng viên bằng việc đưa ra những ưu đãi đặc biệt thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ giảng viên.

Nói về giai đoạn đầu khó khăn của trường, ông Phạm Bá Hanh, PGĐ nhà trường cho biết: “Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng đánh giá về tổng thể thì chúng tôi cũng đã có những thành công bước đầu. Năm học 2008 - 2009, trường đã mở 16 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiểm lâm viên sơ cấp, trung cấp, kiểm lâm địa bàn, điều tra hình sự, quản lý bảo vệ rừng. Phối hợp với Cơ quan Kiểm lâm vùng III và Chi cục KL tỉnh Đồng Nai mở được 2 lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy rừng với 75 học viên. Nhà trường liên tục bổ sung, cải tiến nội dung, cập nhật thông tin các môn học của hệ trung cấp, biên soạn giáo trình, bài giảng".

Mặc dù lên bậc ĐH, trường thu học phí cao hơn (học phí bậc Trung học 1,6 triệu đồng/năm, lên ĐH phải đóng 3,6 triệu đồng/năm), nhưng đến 2/3 số sinh viên nằm trong diện miễn giảm, trong khi các khoản chi phí (lương giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất…) tăng lên, khiến cho khó khăn càng thêm khó. 
Ông Hanh cho biết, để chuẩn bị giảng dạy các lớp đại học, các giảng viên đều được phân chuẩn bị soạn giảng từ 2 đến trên 3 môn, sau khi chuẩn bị xong giáo trình đều tiến hành tổ chức giảng thử, nếu đạt yêu cầu mới được đứng lớp. Hội đồng Khoa học nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai đăng ký đề tài trong năm 2009. Trong đó có 1 đề tài đăng ký cấp Bộ, 1 đề tài cấp tỉnh, 32 đề tài cấp trường và hàng chục sáng kiến, cải tiến cấp phòng ban. Chúng tôi đã cải tạo, mở rộng nhà nuôi cấy mô và bước đầu thành công trong việc nuôi cấy một số giống cây trồng nông lâm nghiệp. Triển khai xây dựng vườn cây mẫu theo quy hoạch mới với hơn 200 loài.

Bên cạnh đó, trường cũng hợp đồng với Khu BTTN và di tích Vĩnh Cửu xây dựng một cơ sở thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái với diện tích khoảng 1.000 ha trong thời gian 20 năm. Đến nay, đã thực hiện xong việc điều tra cơ bản và đang xây dựng các dự án, mô hình nghiên cứu trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Trường cũng đã nỗ lực hết sức để hoàn thành việc nâng cấp mạng tin học nội bộ và trang web.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm