| Hotline: 0983.970.780

Đánh bắt hủy diệt và sự im lặng của người tốt

Thứ Bảy 24/12/2022 , 11:38 (GMT+7)

Ngày 24/12, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra và làm việc tại Hải Phòng liên quan đến chống khai thác IUU. Cùng tham gia đoàn công tác có nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc.

Đoàn công tác đi kiểm tra cảng Mắt Rồng sáng 24/12. Ảnh: Tùng Đinh.

Đoàn công tác đi kiểm tra cảng Mắt Rồng sáng 24/12. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 24/12, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn công tác làm việc tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, địa phương có số lượng tàu đánh bắt xa bờ chiếm đến hơn 1 nửa của TP Hải Phòng.

Sau khi kiểm tra thực tế tại cảng cá Mắt Rồng và lắng nghe chia sẻ của ngư dân và chính quyền địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, hiện nay các địa phương thường dùng từ cạn kiệt tài nguyên biển, điều này thực sự chua xót với những người làm nông nghiệp.

Cái đáng nói đang diễn ra là sự im lặng của người tốt, biết đánh bắt hủy diệt diễn ra hàng ngày nhưng người dân lại không dám báo cáo, không dám nói.

Người dân vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân trong việc ngày càng cạn kiệt tài nguyên biển, xưa nay người dân thường chỉ nghĩ đễn đầu ra mà chưa nghĩ đến đầu vào.

Chính quyền địa phương hãy quan tâm hơn nữa trong việc phát triển nghề cá, Hải Phòng đủ khả năng để nâng tầm và phát triển nghề cá hơn nữa. Hãy lấy con người làm trung tâm chứ đừng lấy tàu đánh cá là trung tâm, những công nhân viên chức hãy làm vì bộn phận, sự đau xót về nghề cá, đừng làm vì trách nhiệm.

Hiện nay, không gian khai thác đã hẹp lại nhưng sự tinh túy sẽ nâng tầm giá trị thủy hải sản, muốn dân phát triển thì cả là một câu chuyện, hãy cùng suy nghĩ cùng trăn trở để cùng nhau giải quyết vấn đề.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và nguyên Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc trò chuyện với ngư dân xã Lập Lễ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và nguyên Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc trò chuyện với ngư dân xã Lập Lễ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng đề nghị hãy mở rộng không gian để phát triển kinh tế thủy sản, chuyển từ thực phẩm thủy sản lên những hàng hóa giá trị gia tăng gấp hàng chục lần.

Khai thác hải sản và nghề nuôi trồng thủy sản tại xã Lập Lễ là nghề truyền thống của địa phương. Trước năm 1997, tàu cá của xã chỉ đánh bắt ven bờ và vùng lộng, do tàu nhỏ công suất từ 6 CV đến 15 CV khai thác vùng ven Cát Bà tối ra khơi và sáng thì vào bến Cát Bà bán hải sản, do tàu nhỏ nên không chịu được sóng to, gió lớn nên việc khai thác năng suất đạt không cao.

Theo số liệu còn lưu lại từ năm 1994, toàn xã Lập Lễ có 262 tàu cá loại nhỏ từ 6 đến 15CV chủ yếu là máy Trung Quốc sản lượng đạt 108 tấn/năm. Do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt nên nghề cá ngày càng đi xuống với các nghề lưới rê tôm 3 lớp, lưới rênh khơi, lưới nhám sủ, nghề giã cào và nghề xăm đáy ven bờ ngày càng cạn kiệt, ngư dân gần như bỏ nghề, tàu thuyền nằm bến không đi sản xuất.

Từ năm 1997 thực hiện chương trình đánh cá xa bờ của Chính phủ, Lập Lễ đã đóng mới các tàu to hơn và công suất lớn hơn ngư dân địa phương chuyển dần sang nghề khai thác vó mực kết hợp ánh sáng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra bản vẽ cảng cá động lực tại xã Lập Lễ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra bản vẽ cảng cá động lực tại xã Lập Lễ. Ảnh: Tùng Đinh.

Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, xã Lập Lễ được đầu tư đóng mới 28 tàu cá trong đó có 10 tàu vỏ thép công suất từ 700 CV đến trên 1000 CV trên tàu lắp từ 500 đến 700 bóng chiếu sáng đi biển dài ngày nên hiệu quả khai thác tăng lên so với các tàu cũ.

Một số hộ khi không được đầu tư đóng tàu theo Nghị định 67 cũng tự huy động các nguồn vốn và vay vốn ngân hàng đóng mới hơn 30 tàu cá có giá trị đầu tư từ 10 đến 15 tỷ đồng/tàu nên đội tàu khai thác xa bờ của xã phát triển mạnh trong những năm qua.

Đến ngày 30/11/2022, xã Lập Lễ có 400 tàu đánh bắt xa bờ, chiếm phần đa số của cả TP Hải Phòng. Bên cạnh đội tàu khai thác thì trên địa bàn xã cũng phát triển mạnh nghề dịch vụ hậu cần với 2 xưởng sản xuất đá tại bến cá, 1 hợp tác xã đóng mới sửa chữa tàu thuyền, 3 xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền và 20 cửa hàng dịch vụ ngư lưới cụ.

Nhiều bè cá, tổ thu gom sản phẩm tàu hậu cần được phát triển, số lao động nghề cá: 2.500 người, huy động lao động từ các xã bạn, trong thành phố và các tỉnh khác với mức thu nhập từ 10-12 triệu đồng/người/tháng.

Đáng nói, địa phương đã thành lập được liên tập đoàn đánh cá biển Nam Triệu xã Lập Lễ với nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú, để kịp thời thông tin dự báo ngư trường nguồn lợi, hỗ trợ nhau khi hoạt động trên biển.

Từ năm 1997 đến năm 2008, Lập Lễ đã khai thác cá biển hết sức hiệu quả đã cung cấp nguồn thủy sản dồi dào cho thị trường, xuất khẩu ra nước ngoài và làm thức ăn chăn nuôi chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Đội tàu cá của xã ngày một lớn mạnh góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương cũng như lao động các nơi đến làm việc và góp phần giữ vững chủ quyền biên giới hải đảo.

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm