| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL có lợi thế nhưng phải tăng cường kết nối nếu muốn phát triển du lịch

Thứ Tư 05/06/2024 , 16:43 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL Nguyễn Văn Hùng nói ĐBSCL phải tăng cường kết nối với các địa phương khác để phát huy lợi thế sẵn có về du lịch.

Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn chiều 5/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn chiều 5/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao vào du lịch.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) cho biết, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch khu vực ĐBSCL phát triển chậm hơn so với bản đồ du lịch quốc gia. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp phát triển du lịch khu vực ĐBSCL nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trả lời về các giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL, Bộ trưởng nhấn mạnh, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và ngành kinh tế tổng hợp.

Do đó có nhiều giải pháp phát triển lĩnh vực này. Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch 6 vùng kinh tế theo nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị, trong đó, đều xác định các tuyến, trục, khu vực kết nối trong lĩnh vực du lịch, dựa trên kết nối giao thông là kết nối trọng yếu để phát triển các ngành dịch vụ khác.

Đối với ĐBSCL, Bộ trưởng cũng đề cập đến các sản phẩm du lịch có lợi thế của vùng sông nước, như du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, trải nghiệm về thiên nhiên, cảnh quan và văn hóa bản địa.

Những sản phẩm đó hiện nay đang được nhận diện, thu hút khách du lịch, còn nhiều điểm phát triển tốt và trở thành thương hiệu. Mỗi một vùng quê của khu vực này có một sản phẩm và quan điểm mỗi tỉnh có sản phẩm đặc sắc.

Nhưng để phát triển, Bộ trưởng cho rằng, thời gian tới cần liên kết, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh điểm đầu tàu để liên kết giữa ĐBSCL với miền Đông Nam Bộ.

"Cùng với đó là liên kết các sản phẩm du lịch thông qua kết nối tour, tuyến và xây dựng các sản phẩm du lịch mới để đáp ứng được du khách. Hy vọng với cách tiếp cận như vậy, chúng ta dần dần thúc đẩy vùng có nhiều tài nguyên về du lịch chưa được đánh thức", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Bộ trưởng cũng mong muốn các địa phương tập trung giải quyết bài toán hạ tầng du lịch, trong đó có hạ tầng về lưu trú, các điểm du lịch và doanh nghiệp lớn đầu tư và tạo ra được các sản phẩm độc đáo.

Chuyển đổi số trong du lịch

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong nền kinh tế số, rõ ràng ngành du lịch càng phải chuyển đổi. Chính vì vậy, trong thời gian qua, ngành du lịch đã đề xuất và cũng đã được Chính phủ, Quốc hội bố trí cho một dự án về chuyển đổi số trong du lịch và Bộ đang triển khai.

Tuy nhiên, nguồn vốn cho dự án này chỉ trong hai năm, nên Bộ cũng đã báo cáo với Chính phủ cho phép lồng ghép vào nguồn vốn đầu tư công để có thể triển khai thực hiện, tránh lãng phí nguồn vốn ban đầu.

Xem thêm
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Huế làm Phó ban Tuyên giáo và Dân vận

HUẾ Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ được chỉ định đến nhận nhiệm vụ tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Huế, giữ chức vụ Phó Trưởng ban.

Báo chí - Đối tác không thể thiếu trong phát triển ngành nông nghiệp

Ngày 22/2, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi gặp mặt báo chí đầu năm, đồng thời phát động Giải Báo chí Kinh tế Nông nghiệp lần VI-2025.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Tàu cá Bình Định nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bình Định cho biết, nhiều tàu cá đang nỗ lực tìm kiếm 2 ngư dân bị rơi xuống biển mất tích.

Bình luận mới nhất