| Hotline: 0983.970.780

Để An Nhơn là vùng đất đáng sống

Thứ Sáu 04/01/2019 , 08:31 (GMT+7)

Sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, diện mạo của thị xã An Nhơn (Bình Định) đã có những thay đổi rõ rệt. Bức tranh làng quê được phủ lên những gam màu tươi sáng.

Nếu như An Nhơn được xem là địa phương nằm trong “tốp đầu” của phong trào xây dựng NTM ở Bình Định thì xã Nhơn Lộc là điểm nhấn của An Nhơn. Sau khi về đích NTM vào năm 2014, từ đó đến nay xã Nhơn Lộc không những luôn giữ vững các tiêu chí, mà những thành tựu đã đạt được còn luôn được bồi đắp.

Đường Lê Hồng Phong, Phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, Nguyễn Huỳnh Nguyên, xã khởi đầu công cuộc xây dựng NTM vào năm 2011, là 1 trong 4 xã được tỉnh chọn làm thí điểm. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân, Nhơn Lộc đã hoàn thành 19/19 tiêu chí vào năm 2014, về đích sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Theo phân tích của ông Nguyễn Huỳnh Nguyên, trước đây, do giao thông còn bất tiện, nên người dân trong xã khó phát triển thương mại dịch vụ. Bây giờ, giao thông thông suốt, các mặt hàng mua về bán tại xã được giảm cước phí vận chuyển, nên việc mua bán trở nên thuận lợi hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, giao thông nội đồng cũng đã được kiên cố, nên nông dân đã có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Chuyện “của ruộng đắp bờ” đã là chuyện ngày xưa, nông dân Nhơn Lộc thời nay đã rành đưa các tiến bộ KHKT vào canh tác lúa, thậm chí đã trở thành những “chuyên gia” sản xuất lúa giống, thu nhập cao hơn nhiều so với làm lúa thương phẩm.

Không chỉ vậy, nhờ được hỗ trợ tín dụng, người dân xã Nhơn Lộc còn phát triển mạnh ngành chăn nuôi. Từ rất sớm, Nhơn Lộc đã trở thành “thủ phủ” của nghề nuôi bò vỗ béo, cái nghề đã “xây nhà sắm xe” cho không ít hộ.

Xã Nhơn Lộc có 6 thôn là Trường Cửu, Cù Lâm, An Thành, Tráng Long, Đông Lâm và Tân Lập. Hiện thôn nào cũng có nhà văn hóa thôn khá hoành tráng. Kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn đều do người dân đóng góp. Đóng góp tự nguyện, đóng góp rất vui vẻ. Quy mô nhà văn hóa tùy theo “túi tiền” của người dân địa phương. Người dân sở tại thì góp công, góp của tùy khả năng, những hộ có con em làm ăn xa quê thành đạt thì gọi điện vận động gửi tiền về đóng góp xây dựng quê nhà. Trường Cửu là thôn xây dựng nhà văn hóa cuối cùng vào năm 2017, nhưng là nhà văn hóa thôn bề thế nhất bởi có mức kinh phí xây dựng lớn nhất.

Từ “điểm nhấn Nhơn Lộc”, Đảng bộ và chính quyền cùng nhân dân thị xã An Nhơn đồng loạt vào cuộc trong phong trào xây dựng NTM trên toàn địa bàn. Đến nay, qua 7 năm, nhờ những bước đi phù hợp, phong trào xây dựng NTM ở An Nhơn đã thong dong về đích.

Để đạt được kết quả trên, ngoài những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công lớn thuộc về sự đồng lòng của toàn dân. Ông Đặng Vĩnh Sơn, Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn cho biết: Qua 7 năm thực hiện, thị xã An Nhơn đã đầu tư trên 414 tỉ đồng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng trên 404 tỉ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất trên 8,1 tỉ đồng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gần 2 tỉ đồng. Nhân dân địa phương đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền mặt trên 66 tỉ đồng để xây dựng giao thông nông thôn, lắp đặt điện thắp sáng đường nông thôn; đấu nối đường ống nước sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.

14-04-46_2
Làng nghề bún bánh An Thái, xã Nhơn Phúc

“Tính đến đến đầu năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của các xã xây dựng NTM ước đạt 32 triệu đồng/người/năm, tăng gần 8 triệu đồng so với năm 2015. Điều đáng phấn khởi là đến nay đã có gần 96% lao động ở nông thôn có việc làm thường xuyên; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4%.

Hiện An Nhơn đang hoàn thiện các thủ tục đề nghị tỉnh công nhận 3 xã còn lại là Nhơn Hạnh, Nhơn Mỹ và Nhơn Tân đạt chuẩn NTM năm 2018, thế là An Nhơn sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm nay”, ông Sơn phấn khởi cho biết.

Ông Đặng Vĩnh Sơn bày tỏ: “Hiện nay, An Nhơn đang quyết tâm xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu tại các xã đã hoàn thành xây dựng NTM với các bước đi cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm xây dựng nông thôn trở thành những vùng đất đáng sống”.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.