| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 24/04/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 24/04/2017

Để không còn những Đồng Tâm

“Chuyện ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) có xu hướng lây lan đến địa bàn khác. Vấn đề khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai cần được quan tâm giám sát trong thời gian tới”.

Đó là phát biểu của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/4, để xem xét dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội.

Việc người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, bắt giữ 38 cán bộ của huyện Mỹ Đức và công an TP Hà Nội, về giam giữ nhiều ngày tại nhà văn hóa thôn, đồng thời mang chướng ngại vật (đất đá, cây cối...) ra chắn các ngả đường làng như kiểu “rào làng kháng chiến” để chống đối các lực lượng chức năng, đã khiến dư luận xã hội chấn động, có xuất phát điểm là sự bức xúc của người dân về chuyện đất đai.

Vụ việc, dù đã được giải tỏa sau cuộc đối thoại thẳng thắn, chân thành, đầy thiện chí của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Nhưng vụ việc ở Đồng Tâm, một lần nữa lại cho thấy: Đất đai luôn luôn là một lĩnh vực nhạy cảm, và luôn luôn là lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người, nhất.

Theo thống kê, trên cả nước hiện còn tồn đọng hàng vạn vụ khiếu kiện về đất đai. Không ít vụ đã kéo dài nhiều năm, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Nếu những người đứng đầu chính quyền các địa phương quan liêu, xa lánh, không biết lắng nghe dân, không thấu hiểu dân, chỉ ngồi phòng máy lạnh để ra những quyết định giải quyết khiếu kiện căn cứ vào những báo cáo “đẹp như hoa như gấm” của cấp dưới, thì sự bức xúc của dân rất dễ bùng nổ thành những manh động tự phát, vượt khỏi tầm kiểm soát, mà vụ việc ở Đồng Tâm là tấm gương tày liếp.

Và đúng như Phó Chủ tịch nước đã nói, vụ Đồng Tâm rất dễ “lây lan” sang các địa bàn khác. Bởi trong thời đại intenet, mạng xã hội tràn lan này, những thông tin cả tốt lẫn xấu đều được truyền đi cực kỳ nhanh chóng.

Để không còn những Đồng Tâm, thì không còn cách nào khác, là những người đứng đầu chính quyền các địa phương phải vào cuộc. Phải gần dân. Phải trực tiếp lắng nghe dân, đối thoại với dân, chú ý đến quyền lợi của dân, như Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa làm.

Phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình mới đây: Yêu cầu bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tiếp công dân. Phải giải quyết xong cơ bản các vụ khiếu kiện đông người trong năm 2017. Và cao hơn nữa, là Quốc hội cần có chương trình giám sát việc giải quyết các khiếu kiện liên quan đến đất đai của dân.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm