| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất thí điểm 43 trạm xe đạp công cộng khu vực trung tâm TP.HCM

Chủ Nhật 04/10/2020 , 09:57 (GMT+7)

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản trình UBND TP.HCM đề xuất thí điểm 43 trạm xe đạp công cộng tại quận 1, quận 3 với giá thuê 10.000 đồng/giờ.

Xe đạp công cộng thông minh thuộc Chương trình Thí điểm Dự án giao thông Easy Move tại Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc tế và KTX khu B. Đây là làng đại học đầu tiên tại Việt Nam sử dụng xe đạp công cộng thông minh và xe điện năng lượng mặt trời làm phương tiện di chuyển nội bộ. Hệ thống xe đạp được quản lý và điều phối thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Ảnh: Đặng Giàu.

Xe đạp công cộng thông minh thuộc Chương trình Thí điểm Dự án giao thông Easy Move tại Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc tế và KTX khu B. Đây là làng đại học đầu tiên tại Việt Nam sử dụng xe đạp công cộng thông minh và xe điện năng lượng mặt trời làm phương tiện di chuyển nội bộ. Hệ thống xe đạp được quản lý và điều phối thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Ảnh: Đặng Giàu.

Sau khi cùng nhà đầu tư khảo sát các vị trí và thống nhất với các đơn vị liên quan, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã trình UBND TP.HCM đề xuất thí điểm 43 trạm xe đạp công cộng.

Thời gian thí điểm sẽ được thực hiện trong vòng một năm và được miễn tiền thuê đất để bố trí đậu xe. Sau đó, sẽ đánh giá, tổng kết để xây dựng phương án đầu tư cụ thể nếu UBND TP.HCM chấp thuận nhân rộng.

Theo đề xuất thí điểm thì Công ty CP Tập đoàn Trí Nam (Công ty Trí Nam) là nhà đầu tư triển khai thí điểm với 388 xe đạp bố trí tại 43 vị trí tại khu vực quận 1 và dọc dự án tổ chức làn ưu tiên trên đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (quận 3) - nơi Thành phố đang nghiên cứu tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt.

Điểm đáng chú ý là xe đạp được gắn hệ thống khóa thông minh hỗ trợ tính năng GPS, hỗ trợ đóng/mở khóa xe qua kết nối 2G/3G/4G/Bluetooth. Bên cạnh đó việc đóng/mở khóa sẽ sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để quét mã QR-Code được in trên khóa. Người dùng tải và cài đặt ứng dụng Mobike trên điện thoại và quét xung quanh, tìm trạm có xe đạp gần nhất.

Để sử dụng, người dùng nạp tiền trước qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng có liên kết với ứng dụng Mobike và cũng dùng ứng dụng này để thanh toán theo tài khoản đăng ký.

Giá thuê xe được đề xuất 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/1giờ. Đây là mức tham khảo và khi được UBND TP.HCM chấp thuận sẽ ban hành giá thuê cụ thể.

Để tránh mất cắp, khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người dùng phải cung cấp và xác minh sự hợp lệ của thông tin cá nhân. Xe đạp cũng được gắn thẻ định danh, thông qua hệ thống phần mềm, nhân viên điều hành ở trung tâm giám sát được vị trí xe hoặc người dùng đang sử dụng thế nào.

Ngoài ra, khóa thông minh trên xe có khả năng cảnh báo và hệ thống ở trung tâm tự động giám sát, cảnh báo khi xe sử dụng quá thời gian, không trả...

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc phát triển loại hình xe đạp công cộng nhằm hỗ trợ kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Mặt khác, tạo thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông cho du khách, cũng người dân thành phố tham quan khu vực trung tâm TP.HCM.

Đây cũng là dự án xã hội hóa, phù hợp thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư để phát triển giao thông công cộng thành phố.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm