'Đốt' gỗ thành tranh 'nóng' nơi chợ đêm Đà Lạt
Thứ Hai 23/11/2020 , 14:28 (GMT+7)Giữa chợ đêm Đà Lạt (Lâm Đồng) rực rỡ và sôi động ngày cuối tuần, những người nghệ sĩ vẽ tranh bút lửa vẫn lặng lẽ, mê mải với công việc của mình.
Chỉ màu tự nhiên của gỗ và màu nâu cháy khi đốt, những bức tranh bút lửa được xem là món quà kỷ niệm mang đậm dấu ấn văn hóa của Đà Lạt (Lâm Đồng) với du khách lên thăm thành phố cao nguyên này.
Gọi là tranh bút lửa bởi người họa sĩ không dùng mực, màu, bút chì, cọ vẽ thông thường để vẽ mà dùng bút điện hay còn gọi là bút lửa, do người vẽ tự chế tác là sợi dây dẫn điện nối cây bút có ngòi bằng đồng với nguồn điện từ chiếc ổn áp biến điện từ 220V sang 12V.
Nguyễn Khánh Hoàng, họa sĩ chuyên vẽ tranh bút lửa ở chợ đêm Đà Lạt là một trong số họa sĩ có tiếng và gắn bó lâu năm với nghề vẽ tranh bút lửa.
Theo anh Hoàng, tranh bút lửa, sản phẩm nghệ thuật từng một thời mang đậm dấu ấn văn hóa của Đà Lạt, xuất hiện ở Thành phố cao nguyên vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Người được coi xem như “cọ lửa” đầu tiên là ông Bùi Văn Dưỡng (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris).
Khoảng thời gian những năm 1985 - 1990 được coi là thời hoàng kim của nghề chế tác hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ ở Đà Lạt này, với các hợp tác xã với hàng trăm nghệ nhân, thợ lành nghề chế tác tranh bút lửa, xuất khẩu sang các nước.
Giờ thì giữa hàng trăm gian hàng khoe bày vô số đặc sản Đà Lạt cùng những lời mời chào nồng nhiệt thì có chưa tới chục họa sĩ bút lửa vẫn lặng lẽ, mê mải với công việc của mình, ở một góc riêng.
Sản phẩm được du khách đi chợ đêm Đà Lạt yêu thích nhất của tranh bút lửa là tranh chân dung. Thường mất khoảng 3- 4 tiếng đồng hồ một bức tranh sẽ hoàn thiện nên sau khi dạo một vòng chợ đêm, họ sẽ quay lại nhận bức chân dung còn “nóng” vẽ từ các tay “cọ lửa”…
… và với tranh bút lửa, vẽ chân dung nghệ thuật là chủ đề khó thể hiện nhất, bởi vì ngòi bút rất nóng, bắt lửa nhanh, chỉ cần giữ ngòi bút quá vài giây trên bề mặt ván, vết cháy sẽ loang ra làm mất nét. Phải thật khéo léo, nhẹ nhàng. Ngòi bút lửa ấn xuống mặt gỗ mạnh, vết cháy sẽ có màu nâu đậm và chỉ khẽ chạm, màu sẽ nhạt hơn.
Dưới bàn tay tài hoa của anh cũng như các nghệ sĩ khác ở chợ đêm, các tác phẩm dần hiện ra trên mặt gỗ một cách sống động, khắc họa phong cảnh, chân dung con người thành phố ngàn hoa. Không nhiều màu sắc nhưng mỗi họa tiết từ bức tranh bút lửa vẫn toát lên vẻ đẹp riêng.
Đề tài sáng tác của tranh bút lửa khá đa dạng, từ bức vẽ thư pháp đến các chủ đề tôn giáo, phong cảnh, con người. Chính mảng tranh màu nâu khói này như “mối duyên tiền định” khiến họa sĩ Nguyễn Khánh Hoàng và gần chục đồng nghiệp khác gắn bó nơi chợ đêm cuối tuần, giữ lại cái nghề một thời được coi là “nét duyên thầm” của Đà Lạt này.
Hầu hết các tác phẩm chân dung vẽ bút lửa đều theo lối tả thực và khách có thể ngồi mẫu cho họa sĩ vẽ để lấy sản phẩm ngay hoặc với các nền tảng số, họ gửi ảnh vào điện thoại để họa sĩ thực hiện, sau đó nhận tác phẩm qua đường bưu điện.
Khắc phục khó khăn về thị hiếu của du khách chọn mua sản phẩm vẽ bút lửa, các họa sĩ ở chợ đêm Đà Lạt đã đa dạng hóa chất liệu gỗ cũng như những tác phẩm như bảng tên phòng, thư pháp Việt… để thỏa mãn ước mơ được vẽ.
Nghề vẽ tranh bút lửa dù gặp nhiều khó khăn khi mất hẳn thị trường nước ngoài, nhiều nghệ nhân lần lượt bỏ nghề, nhưng còn đó số ít người bám trụ vì trót đam mê dòng tranh này. Đặc biệt, có thêm nhiều họa sĩ còn rất trẻ, những người đang giữ cho dòng tranh này như một mạch ngầm bền bỉ chảy trong đời sống nghệ thuật của thành phố cao nguyên.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La
Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.
Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.