| Hotline: 0983.970.780

Đưa cầy vòi mốc về với 'mẹ Thiên nhiên'

Thứ Tư 24/11/2021 , 13:30 (GMT+7)

Sau 7 tháng chăm sóc, Vườn Quốc gia Cúc Phương vừa tái thả lượng cầy vòi mốc nhiều nhất trong lịch sử, vốn là tang vật của vụ vận chuyển động vật hoang dã.

 

Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng ngàn cá thể của nhiều loài khác nhau, tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước.

 

Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) là tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam hoạt động nhằm đảm bảo tương lai của động vật hoang dã tại Việt Nam

Các hoạt động của SVW là "bảo tồn trực tiếp và tại chỗ", trong đó bao gồm: Cứu hộ và phục hồi động vật hoang dã, Bảo vệ sinh cảnh sống, Sinh sản bảo tồn, Nghiên cứu bảo tồn loài, Giáo dục và nâng cao nhận thức và Vận động chính sách. Trung tâm vừa thực hiện tiếp nhận và chăm sóc 100 cá thể cầy còi mốc được giải cứu từ vụ vận chuyển động vật hoang dã ở Bắc Giang.

 

Cầy vòi mốc là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Chúng làm tổ trong gốc cây, sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm).

Loài cầy này leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2m hoặc nhảy từ trên cao 6 - 7m xuống đất chính xác. Chúng có tính bạo dạn và ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn.

 

Tháng 4/2021, Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp nhận 100 cá thể cầy vòi mốc từ Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh Bắc Giang, đây là tang vật cơ quan chức năng tịch thu từ một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Những cá thể này được chăm sóc, hồi phục tại Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam trong Vườn Quốc gia Cúc Phương trong 7 tháng vừa qua. Các bữa ăn của cầy vòi mốc được nhân viên SVW chuẩn bị hàng ngày, gồm các loại hoa quả và côn trùng như chuối, ổi, dưa hấu, dế mèn...

 

Anh Trần Văn Trường, nhân viên SVW cho biết, ban đầu, các thể cầy có sức khỏe không tốt, đa số bị ốm yếu, kiệt sức và có 4 cá thể chết ngay khi bàn giao. Sau khi tiếp nhận, SVW cho nhóm cầy vào khu cách ly để đảm bảo các dịch bệnh từ động vật hoang dã không thể lây sang các động vật khác trong trung tâm.

"Chúng tôi sẽ phân loại theo sức khỏe của động vật để có phương pháp chăm sóc riêng. Tuy nhiên, do số lượng lớn, nhiều cá thể yếu nên sau 7 tháng có thêm 15 cá thể bị chết, hiện nay có 81 cá thể còn sống, trong đó 70 cá thể đủ điều kiện để tái thả", anh Trường cho biết thêm.

 

Ngày 23/11, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức tái thả 30 trong số 70 cá thể cầy vòi mốc đủ điều kiện về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc.

 

Đây là một trong nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Cúc Phương được tổ chức trong nhiều năm trở lại đây, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận; góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội, góp phần vào việc cứu nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giữ được sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tự nhiên.

 

Ông Vũ Văn Dũng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, hiện nay Vườn liên kết rất chặt chẽ với các đơn vị như Kiểm lâm, Công an, Hải quan... để tiếp nhận, chăm sóc và tái thả các cá thể động vật hoang dã.

"Chúng tôi tổ chức các đội cứu hộ để tiếp cận động vật ngay khi có thông tin, nếu địa điểm tiếp nhận xa thì chuyên gia của Vườn sẽ hướng dẫn các sơ cứu, chăm sóc tạm thời qua điện thoại cho đơn vị bạn", Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết.

 

Khi được tái thả về tự nhiên, các cá thể cầy vòi mốc sẽ được gắn hệ thống chip đặc biệt. Theo các cán bộ kỹ thuật, hệ thống chip này có 2 loại, 1 là có chứa thông tin về cá thể để sau này nếu gặp lại có thể nắm được nguồn gốc, 2 là hệ thống chip phát sóng để có thể định vị, theo dõi hoạt động của cá thể.

Ngoài ra, trong Vườn Quốc gia Cúc Phương, các chuyên gia cũng gắn hệ thống camera cảm biến để có thể thu được các hình ảnh của động vật sau khi tái thả, phục vụ công tác nghiên cứu cũng như theo dõi sau khi đưa chúng trở về tự nhiên.

 

Tái thả động vật hoang dã về với tự nhiên cũng là hoạt động cốt lõi, thiết thực của tour du lịch "Về nhà," được Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức từ tháng 3/2021.

Đây là một trong nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Cúc Phương được tổ chức trong nhiều năm trở lại đây, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận; góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội, góp phần vào việc cứu nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giữ được sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tự nhiên.

Tour du lịch này đã góp phần nêu bật thành quả của công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái, đặc biệt là từ công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.

Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Chính trị 22:38

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ

Chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ

Chính trị 21:01

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ khi triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Bộ NN-PTNT giám sát thực phẩm tết tại TP.HCM

Bộ NN-PTNT giám sát thực phẩm tết tại TP.HCM

Thời sự 20:30

Ngày 20/1, Đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn, làm việc tại TP.HCM về nguồn cung ứng thực phẩm an toàn trong dịp Tết Ất Tỵ.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Xã hội 20:25

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Hà Nội: Triển khai nhiều tuyến xe buýt phục vụ xuyên tết

Hà Nội: Triển khai nhiều tuyến xe buýt phục vụ xuyên tết

Xã hội 16:38

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) triển khai kế hoạch phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, theo đó, xe buýt sẽ phục vụ người dân xuyên Tết.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức

Chính trị 15:12

Theo Tổng Bí thư, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Xem thêm