| Hotline: 0983.970.780

Dùng cát biển để san lấp phải đảm bảo môi trường, hệ sinh thái biển

Thứ Ba 04/06/2024 , 13:47 (GMT+7)

Cát biển có thể là phương án thay thế cho cát sông các dự án đặc biệt quan trọng, nhưng các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về ảnh hưởng đến môi trường.

Việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phải không ảnh hưởng đến môi trường biển, hệ sinh thái biển, vận tải biển, hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp phải không ảnh hưởng đến môi trường biển, hệ sinh thái biển, vận tải biển, hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM) cho biết, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế có điều kiện mà chưa đáp ứng thì triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đảm bảo được an ninh nguồn nước?

Trong khi đó, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cũng nêu đặt câu hỏi về việc luật hóa các vấn đề liên quan đến vật liệu san lấp các công trình giao thông trọng điểm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Bích Ngọc về vật liệu san lấp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, sự đồng lòng của các địa phương nên đến nay đã thực hiện cơ chế đặc thù về việc cấp vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án cao tốc.

Chính phủ cũng ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai; đồng thời chỉ đạo Bộ TN-MT ban hành các hướng dẫn về vật liệu xây dựng cho các dự án, nhờ vậy đến nay, tiến độ của các dự án này đạt yêu cầu đề ra.

Bộ trưởng khẳng định, cơ chế đặc thù của Quốc hội cho phép đã được triển khai rất hiệu quả. Để luật hóa nội dung này, theo luật hiện hành quy trình cấp mỏ giống như kim loại quý và chưa được phân loại, phân nhóm.

Đối với chất vấn đại biểu về phương án sử dụng cát biển, Bộ trưởng cho biết, việc sử dụng vật liệu cát cho các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đường cao tốc rất khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngành liên quan nghiên cứu sử dụng cát biển. Hiện nay, dự án thí điểm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện trong san lấp và xây dựng đường giao thông. Bộ TN-MT được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng khu vực để lấy cát biển.

Thời gian qua, Bộ TN-MT đã hoàn thành đánh giá trữ lượng khu vực Sóc Trăng, với trữ lượng có thể lấy ngay là 145 triệu m3. Bộ trưởng cho biết, trữ lượng rất lớn và hiện nay cát biển đã được sử dụng san lấp và sử dụng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án ven biển.

Về lo ngại của đại biểu về nguy cơ nhiễm mặn, Bộ trưởng khẳng định cần đánh giá tác động môi trường, tốt nhất sử dụng ở khu vực đã nhiễm mặn. Tùy theo công trình, dự án sẽ được đánh giá tác động, với nguyên tắc không được để ảnh hưởng đến nước mặt. Bộ Xây dựng sẽ có quy trình cụ thể về từng công trình xây dựng.

Sau phần trả lời này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) có ý kiến, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.

Theo đại biểu Sơn, hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển. Ông Sơn đề nghị Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đưa ra giải pháp cho tình trạng này.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn về tác động của việc khai thác cát biển đối với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học biển, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ, việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải đảm bảo được yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Bộ trưởng cho rằng, biển là một thể thống nhất, việc khai thác sử dụng tài nguyên biển thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, các dự án đầu tư về du lịch, công nghiệp, đô thị dọc bờ biển đều cần đánh giá tác động môi trường thật kỹ lưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường biển, hệ sinh thái biển, vận tải biển, hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, để giải quyết những vấn đề chồng lấn, giao thoa này, Quy hoạch biển quốc gia đã có những phân vùng sử dụng, định hướng không gian phát triển, quy hoạch gắn với quy hoạch các ngành, quy hoạch của các địa phương có biển, cần thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch để giải quyết vấn đề này, để vừa phát triển được kinh tế vừa bảo vệ được môi trường.

Xem thêm
Quy hoạch nông thôn phải đảm bảo lưu giữ bản sắc văn hóa

Vấn đề này được đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên thảo luận sáng 28/6 tại hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Đóng 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có công điện gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc đóng 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Thở phào sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT

TP.HCM 'Sau khi tiếng chuông báo hiệu kết thúc môn thi tổ hợp, em cảm thấy thật sung sướng, nhẹ nhõm. Em sẽ nghỉ xả hơi để tiếp tục hành trình mới', Kim Khánh nói.

Bình luận mới nhất