| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định sẽ kiểm tra việc khai thác cát biển Nghĩa Hưng

Thứ Tư 05/04/2023 , 13:57 (GMT+7)

Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc sẽ kiểm tra công tác khai thác khoáng sản tại huyện Nghĩa Hưng. Trước đó, tỉnh Nam Định đã yêu cầu chấn chỉnh hoạt động này.

UBND tỉnh Nam Định ngày 2/4 cho biết, địa phương sẽ thành lập Đoàn công tác kiểm tra việc khai thác khoáng sản (cát biển - PV) trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng. Ông Phạm Gia Túc - Bí thư Tỉnh uỷ  Nam Định trực tiếp xuống thực địa.

Ngoài Bí thư Tỉnh uỷ, thành phần Đoàn công tác còn có: Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng; Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Phạm Văn Sơn; Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn – ông Nguyễn Doãn Lâm; Giám đốc BQL các Khu công nghiệp tỉnh Nguyễn Hoàng Anh; Bí thư Huyện uỷ Nghĩa Hưng Sái Hồng Thanh; Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng Hoàng Trọng Nghĩa cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ; Văn phòng UBND tỉnh.

Kè sinh thái khu du lịch Nghĩa Hưng bị sạt lở cùng thời điểm khai thác cát biển san lấp KCN.

Kè sinh thái khu du lịch Nghĩa Hưng bị sạt lở cùng thời điểm khai thác cát biển san lấp KCN.

Sở Tài nguyên Môi trường có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung báo cáo về công tác khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng; Sở NN-PTNT, UBND huyện Nghĩa Hưng tham gia các nội dung phục vụ Đoàn công tác.

Trước đó, ngày 31/3, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng đã ký văn bản số 213 yêu cầu các Sở, ngành khẩn trương chấn chỉnh hoạt động khai thác cát biển gây sạt lở nghiêm trọng biển Nghĩa Hưng sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh thực trạng biển Nghĩa Hưng bị xâm hại nghiêm trọng.

Điển hình là công trình Kè bảo vệ khu du lịch sinh thái huyện Nghĩa Hưng với tổng vốn đầu tư xây dựng 100 tỷ đồng đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Ngoài ra, rừng phòng hộ ven biển của huyện Nghĩa Hưng tại địa bàn hai xã Phúc Thắng, Nghĩa Lợi trong những năm qua bị suy giảm gần 10ha và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tại khu vực kè biển bị sạt lở, dải rừng phòng hộ ven biển cũng bị sóng biển cuốn trôi, tiếp đến là những khu vực đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của người dân cũng tan hoang.

Tàu hút cát tại biển Nghĩa Hưng.

Tàu hút cát tại biển Nghĩa Hưng.

Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra thực địa, tìm phương án khắc phục sự cố nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương hướng.

Nguyên nhân được cho rằng do hoạt động khai thác cát biển lộ thiên để san lấp khu công nghiệp Rạng Đông từ thời điểm năm 2017 tới nay.

4 mỏ cát biển này được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định cấp cho Công ty Cổ phần Sông Đà – Hà Nội do ông Đoàn Ngọc Ly làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT.

Một mỏ cát biển đã hết thời hạn cấp phép

Ngày 4/4, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định đã thông tin nội dung liên quan tới việc cấp phép khai thác khoáng sản cho công ty CP Sông Đà – Hà Nội.

Cụ thể: mỏ cát lô 1A khu vực ven biển: Giấy phép số 499/GP-STNMT ngày 03/5/2018 với diện tích 47,31ha, tổng trữ lượng 1.438.000m3, công suất khai thác tối đa là 290.000m3/ năm.

Mỏ cát lô 1B khu vực ven biển: Giấy phép số 3095/GP-STNMT ngày 11/10/2017 với diện tích 42,69ha, tổng trữ lượng 1.562.000m3, công suất khai thác tối đa là 315.000m3/năm.

Công ty đã tiến hành khai thác từ tháng 8/2018 đến tháng 10 năm 2022. Khối lượng cát đã khai thác 1.381.180m3. Hiện nay Giấy phép số 3095/GP-STNMT ngày 11/10/2017 đã hết hạn Công ty đang làm thủ tục đóng cửa mỏ.

Mỏ cát lô 2A khu vực ven biển: Giấy phép số 971/GP-STNMT ngày 24/4/2019 với diện tích 41,08ha, tổng trữ lượng 1.539.000m3, công suất khai thác tối đa là 312.000m3/ năm. Công ty đã tiến hành khai thác từ tháng 6/2019. Khối lượng cát san lấp đã khai thác 929.840 m3 (năm 2022 là 154.731 m3)

Mỏ cát lô 2B khu vực ven biển: Giấy phép số 3813/GP-STNMT ngày 06/12/2019, công suất khai thác tối đa là 310.000 m3/năm. Công ty đã tiến hành khai thác từ tháng 8/2019. Khối lượng cát san lấp đã khai thác 619.460 m3 (năm 2022 là 156.045m3).

Tổng trữ lượng khai thác là 6.102.180m3 trên phạm vi 180 ha mặt biển.

Song song với thời điểm Công ty CP Sông Đà – Hà Nội khai thác, hút cát biển để san lấp, cuối năm 2018, kè sinh thái bắt đầu có dấu hiệu sạt lở. Từ đó đến nay, hiện tượng sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn.

Kênh thoát nước Khu công nghiệp sử dụng gần 16ha

Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Nam Định, với quy mô 2.044ha chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1: 520ha, giai đoạn 2: 850ha, giai đoạn 3: 675ha, do đó

Địa giới làm Kênh thoát nước KCN Rạng Đông (cắm cọc đỏ). Đáng nói, Kênh thoát nước được phê duyệt sau 6 năm cấp phép dự án KCN Rạng Đông, việc thu hồi đất để làm Kênh thoát nước gấp gần 10 lần diện tích thực tế sử dụng.

Địa giới làm Kênh thoát nước KCN Rạng Đông (cắm cọc đỏ). Đáng nói, Kênh thoát nước được phê duyệt sau 6 năm cấp phép dự án KCN Rạng Đông, việc thu hồi đất để làm Kênh thoát nước gấp gần 10 lần diện tích thực tế sử dụng.

Đây là KCN quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Nam Định. Dự án được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng từ tháng 12/2015 tại QĐ số 2572.

Tuy nhiên, 6 năm sau, tháng 11/2021, UBND tỉnh Nam Định mới phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án "Xây dựng Kênh thoát nước” của khu công nghiệp này tại QĐ số 2457.

Theo đó, diện tích thực hiện dự án Kênh là 15,94ha, trong đó diện tích khoảng 0,2ha nằm trong KCN Rạng Đông; diện tích nằm ngoài KCN là 15,68ha, gồm: đất nuôi trồng thuỷ sản: 13,25ha; đất rừng phòng hộ: 0,45ha, còn lại là các loại đất khác). Chiều rộng Kênh 50m, chiều dài 2.286m.

Tại Quyết định số 2009 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng ký, diện tích đất thu hồi (để phục vụ dự án Kênh thoát nước KCN) là gần 114,8ha (“vượt diện tích làm Kênh là gần 100ha), trong đó có hơn 90,8ha đất nuôi trồng thuỷ sản; 7.652m2 đất rừng phòng hộ; 429,8m2 đất nông nghiệp khác; 2.370,7m2 đất trồng cây hàng năm; 4.628,6m2 đất mặt nước chuyên dùng; 1.107,5m2 đất thuỷ lợi, 7.725m2 đất giao thông.

Một trong 10 hộ nông dân sắp sửa bị thu hồi trắng đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN Rạng Đông.

Một trong 10 hộ nông dân sắp sửa bị thu hồi trắng đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN Rạng Đông.

Đây là điều khiến các hộ dân đang nuôi trồng thuỷ sản tại xã Nghĩa Lợi băn khoăn và lo lắng, bởi nếu tỉnh Nam Định thu hồi đầm bãi sau đó không có mục đích sử dụng đất (phần thu hồi vượt), đầm bãi sẽ bị bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai và cơ hội làm giàu của người dân.

Vừa mới đây, ngày 28/3, Nam Định ban hành quyết định cho phép chủ đầu tư KCN Rạng Đông cắt xẻ đê biển tại vị trí K15 + 422.3 thuộc thị trấn Rạng Đông để thi công Kênh dẫn và Cống qua đê thuộc dự án Kênh thoát nước khu công nghiệp Dệt nhuộm Rạng Đông. Chiều dài cắt xẻ đê tại mặt đê là 36,89m. Thời gian cho phép thi công các hạng mục công trình có liên quan đến đê điều trước ngày 30/4.

Ngày 30/3, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông (chủ đầu tư KCN Rạng Đông) có thông báo và bắt đầu tiến hành thi công hạng mục này.

Các Sở Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; UBND các huyện: Nghĩa Hưng, Giao Thủy:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát, hạn chế ảnh hưởng do khai thác cát gây ra, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các phương tiện có liên quan đến hoạt động khai thác cát; xác định ảnh hưởng của việc khai thác cát đến đê, kè, rừng phòng hộ, khu vực nuôi trồng thủy sản; phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định nguyên nhân, thống kê thiệt hại.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra hoạt động khai thác cát, bơm lấp cát, khu vực đường ống bơm cát đi qua, xác định vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

(Văn bản số 213 của UBND tỉnh Nam Định yêu cầu chấn chỉnh việc khai thác cát làm xâm hại môi trường biển Nghĩa Hưng). 

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Tại Diễn đàn Hợp tác Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động, giải quyết thách thức toàn cầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.