| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 22/02/2024 , 16:48 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 16:48 - 22/02/2024

Đường cao tốc có những bất cập phải giải quyết cấp tốc

Đường cao tốc đang trở thành mối bận tâm của những người tham gia giao thông, khi nhiều vụ tai nạn xảy ra và nhiều bất cập vẫn chưa được giải quyết.

Đường cao tốc xuyên Việt thực sự là niềm mong mỏi của cộng đồng. Thế nhưng, liên tục hai vụ tai nạn giao thông chấn động xảy ra trên đường cao tốc, vụ thứ nhất trên đoạn La Sơn - Túy Loan ngày 23/1 và vụ thứ hai trên đoạn Cam Lộ - La Sơn ngày 18/2, đã khiến nhiều người ái ngại. Đường cao tốc đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cơ bản chưa, hay chỉ là tên gọi sang trọng của một tuyến đường phổ thông chứa đựng nhiều bất trắc?

Sau hai vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc trước và sau Tết Giáp Thìn, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân trực tiếp và làm rõ các nguyên nhân có liên quan để phục vụ công tác phòng ngừa bi kịch tiếp theo. Nghĩa là cần rà soát lại toàn bộ các yếu tố trong hệ thống giao thông từ quy định, quy tắc, quy chuẩn, phương tiện, người lái, kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, tuyên truyền, xử phạt...

Đường cao tốc không còn xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đường cao tốc vẫn là câu chuyện mới mẻ và lắm rắc rối ở nước ta. Sau sự xuất hiện của đường cao tốc đầu tiên Sài Gòn - Trung Lương vào năm 2010, thì các dự án đường cao tốc được triển khai dồn dập. Hiện nay chỉ còn một số dự án đường cao tốc qua các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận chưa thể kết nối vào sự liền mạch đường cao tốc xuyên Việt. Đó là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng cần băn khoăn về tầm nhìn quy hoạch và kỹ thuật thi công của đường cao tốc.

Đánh giá thẳng thắn, dự án đường cao tốc đáng biểu dương nhất tính đến thời điểm này, là tuyến Hà Nội - Hải Phòng rộng 33m với 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Lẽ ra, nên lấy tuyến Hà Nội -  Hải Phòng làm mẫu mực để thực hiện các dự án đường cao tốc khác. Tiếc thay, nhiều tuyến giao thông được gọi là đường cao tốc nhưng chỉ có hai làn xe và không có làn dừng khẩn cấp, như tuyến Trung Lương -  Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Lẽ thường, đường cao tốc tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, chiều rộng 28m-32m, 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Tại sao các dự án đường cao tốc ở nước ta lại có sự dị biệt ở nơi nọ nơi kia? Có phải chất lượng đường cao tốc phụ thuộc vào năng lực của từng đơn vị thi công, mà Bộ Giao thông Vận tải không có phương pháp giám sát và điều chỉnh cụ thể? Đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp thì không khác gì một trò chơi mạo hiểm dành cho người tham gia giao thông, mà những tai nạn liên hoàn và những vụ kẹt xe kéo dài hàng chục km chính là bài học nhãn tiền.  

Ngoài ra, đường cao tốc cũng cần có thêm hạ tầng hỗ trợ là trạm dừng nghỉ. Bởi lẽ, đường cao tốc được chọn lựa cho hành trình dài, không có nơi vệ sinh cá nhân thì ắt gây ô nhiễm môi trường và những bất tiện về sửa chữa, cứu hộ. Nếu tuyến đường chỉ thiết kế 2 làn xe và hạn chế tốc độ dưới 80km/h, thì không nên hào hứng gọi là đường cao tốc để thu phí giao thông đắt đỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm