| Hotline: 0983.970.780

EVNNPT: Đóng điện TBA 220 kV áp dụng mô hình BIM đầu tiên tại Việt Nam

Thứ Hai 20/12/2021 , 18:32 (GMT+7)

Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) đã đóng điện máy biến áp AT1 áp dụng mô hình BIM thuộc dự án Trạm biến áp 220 kV Krông Ana. .

Trạm biến áp 220 kV Krông Ana

Trạm biến áp 220 kV Krông Ana

Trạm biến áp 220 kV Krông Ana và đấu nối là công trình năng lượng nhóm I được xây dựng trên địa bàn xã Đrây Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Dự án có quy mô xây dựng mới TBA 220/110/22 kV, công suất đặt 2 x 125 MVA theo quy hoạch, giai đoạn này lắp đặt một máy 125 MVA; xây dựng đường dây mạch kép 220 kV dài khoảng 22,2 km đấu nối trên đường dây 220 kV Buôn Kuốp – Krông Buk hiện có.

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban QLDA các công trình điện miền Trung quản lý điều hành dự án, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2 tư vấn thiết kế, Công ty Truyền tải điện 3 tiếp nhận vận hành. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực lên hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Đắk Lắk. Công trình được khởi công ngày 7/7/2020 và hoàn thành đúng tiến độ dù tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp cho thấy sự nỗ lực rất lớn của CPMB và các đơn vị thi công trên công trường.

Việc hoàn thành công trình là hành động thiết thực của EVNNPT/CPMB chào mừng 67 năm ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2021). Theo CPMB, mô hình thông tin công trình (BIM) là một phương pháp để tối ưu hóa quá trình thiết kế thi công và vận hành của công trình xây dựng. BIM cung cấp công cụ để lên kế hoạch toàn diện và nâng cao khả năng điều hành, quản lý đối với cả vòng đời dự án ở trình độ công nghệ tiên tiến.

BIM cung cấp cho ban quản lý dự án một mô hình trực quan, cùng với các yếu tố tích hợp như tiến độ thi công, biểu đồ nhân công, biểu đồ phát triển giá thành công trình… giúp cho chủ đầu tư/ban quản lý dự án thực hiện công việc một cách dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt về huy động nguồn vốn, theo dõi kế hoạch nhân lực hay các kế hoạch tổ chức thi công ngoài công trường, kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện; BIM là cơ sở để Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án điều phối việc phối hợp thực hiện dự án giữa các nhà thầu và các đơn vị liên quan; giúp xử lý và lường trước các tình huống có thể xảy ra tại công trường.

Việc ứng dụng BIM thông qua việc tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn thực hiện, cách thức chuyển giao dữ liệu… bằng các hướng dẫn, quy định, các file mẫu. Trong đó, các quy trình dễ được kiểm soát xuyên suốt nhờ ứng dụng chặt chẽ các tiến bộ công nghệ thông tin, phần mềm. Nhờ đó các Ban quản lý dự án sẽ theo dõi, giám sát việc thực hiện thiết kế, thi công thuận lợi hơn, chính xác hơn, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả thực thi. Việc hoàn thành triển khai BIM là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số của CPMB được Tập đoàn diện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giao.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm