| Hotline: 0983.970.780

Festival Huế sẽ vươn lên thành diễn đàn của hội tụ, giao lưu văn hóa

Thứ Bảy 08/06/2024 , 08:35 (GMT+7)

Festival Huế đã có những bước tiến dài, thể hiện những đặc trưng văn hóa của dân tộc, của Cố đô Huế, và ngày càng có tính quốc tế.

Tối 7/6, tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã chính thức khai mạc tại điện Kiến Trung trong nằm kinh thành Huế.

Theo ban tổ chức, sau 24 năm với 11 kỳ tổ chức, Festival Huế đã trở thành điểm hẹn văn hóa của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, và là một trong những sự kiện văn hóa, du lịch, nghệ thuật nổi bật của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng cho rằng, Festival Huế đã có những bước tiến dài, thể hiện những đặc trưng văn hóa của dân tộc, của Cố đô Huế, và ngày càng có tính quốc tế. Nhờ vậy, vừa góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, vừa thể hiện sinh động đất nước Việt Nam có truyền thống văn hóa, trọng văn hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Các tiết mục văn nghệ đậm nét văn hóa Huế được trình diễn trên nền ứng dụng công nghệ ánh sáng đã mang đến cho người xem nhiều cảm xúc khác lạ. Ảnh: Hoàng Lê.

Các tiết mục văn nghệ đậm nét văn hóa Huế được trình diễn trên nền ứng dụng công nghệ ánh sáng đã mang đến cho người xem nhiều cảm xúc khác lạ. Ảnh: Hoàng Lê.

Ông Lê Hoài Trung cũng yêu cầu Thừa Thiên - Huế tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế. “Trong nỗ lực chung đó, chúng ta mong rằng Festival Huế sẽ vươn lên thành diễn đàn khu vực của hội tụ và giao lưu văn hóa”, ông Trung nói.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh, kế thừa, phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được và tiềm năng nổi trội, giá trị độc đáo của lịch sử, văn hóa, di sản, Festival Huế 2024 sẽ tiếp tục khẳng định và quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước.

Ông Phương hi vọng, tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 sẽ mang đến những trải nghiệm mới lạ, đa sắc màu về văn hóa, nghệ thuật, thể hiện sự hợp tác, giao lưu trong nước, quốc tế, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các quốc gia, dân tộc, góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác phát triển.

Điểm nhấn của đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật với những tiết mục đậm nét văn hóa Huế kết hợp với hiệu ứng âm thanh hiện đại, gồm 3 phần: “Cố đô diệu kỳ”, với diễn trình gần 720 năm lịch sử để làm nên Thừa Thiên - Huế hôm nay rạng rỡ cùng nhiều di sản, sáng ngời theo năm tháng “Kinh đô xưa như vẫn còn đây với lâu đài in bóng, cung điện nguy nga”.  

Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn tại đêm khai mạc. Ảnh: Hoàng Lê.

Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn tại đêm khai mạc. Ảnh: Hoàng Lê.

“Hội tụ âm nhạc” là chuỗi 5 tiết mục ấn tượng của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế với những âm điệu ngọt ngào, vũ đạo kinh điển và những vũ điệu sôi động, phóng khoáng. Và, “Rạng rỡ ngàn sau” với hình ảnh Huế chuyển mình bừng sáng, bao danh lam quyến rũ lòng người như ước hẹn ngàn năm.

Lần đầu tiên, điện Kiến Trung trở thành sân khấu chính cho hoạt động văn nghệ tại Festival Huế. Ảnh: Hoàng Lê.

Lần đầu tiên, điện Kiến Trung trở thành sân khấu chính cho hoạt động văn nghệ tại Festival Huế. Ảnh: Hoàng Lê.

Trước đó, chương trình “Khai hội” tại Quảng trường Ngọ Môn lúc 17h30 cùng ngày là hoạt động mở màn cho tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024. Chương trình là sự kết hợp giữa diễn xướng nghi lễ truyền thống cung đình, với kèn lệnh, trống hội và khai hỏa đại bác chào đón.

Sau lễ khai mạc, Festival Huế 2024 sẽ có nhiều hoạt động giới thiệu các giá trị văn hóa cung đình và dân gian, nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội hấp dẫn và những hoạt động hưởng ứng, cộng đồng đặc sắc diễn ra từ ngày 8 - 12/6.

Xem thêm
MC Quyền Linh xúc động trong ngày con gái dự lễ tốt nghiệp

MC Quyền Linh rơm rớm nước mắt trong khoảnh khắc chứng kiến con gái Lọ Lem dự lễ tốt nghiệp lớp 12, chuẩn bị vào đại học.

Đội tuyển Pháp có nhân tố nào đáng chờ đợi ở EURO?

Đội tuyển Pháp sẽ có trận đấu mở màn tại EURO 2024 vào rạng sáng mai gặp đối thủ đội tuyển Áo, một chiến thắng là điều thầy trò HLV Didier Deschamps đang hướng tới.

Runners dành mưa lời khen cho Quảng Trị Marathon 2024

Giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất Lửa chính thức khép lại sáng 16/6 với những dư âm đầy cảm xúc, tự hào và ‘mưa’ lời khen từ các runner.

Chiêm ngưỡng hàng ngàn thú cưng quý hiếm

TP.HCM Ngày 1/6, Lễ hội Cá cảnh - Thú cưng TP.HCM năm 2024 chính thức khai mạc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm