| Hotline: 0983.970.780

Festival Bảo tồn và phát triển Làng nghề Việt Nam 2023

Gắn phát triển làng nghề với phát triển nông thôn mới

Thứ Sáu 10/11/2023 , 17:11 (GMT+7)

Bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam không chỉ là bảo vệ không gian văn hóa truyền thống mà còn là sự kết hợp linh hoạt với chính sách phát triển nông thôn mới.

Bài liên quan

Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế bảo tồn và phát triển làng nghề, TS Nguyễn Thị Thu Trang, chuyên gia Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, căn cứ tiêu chí về văn hóa trong xây dựng NTM, bảo vệ và phát huy giá trị di sản sống cũng cần được tính đến trong việc công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; cùng các Quyết định, Thông tư ban hành các tiêu chí liên quan, trong đó có tiêu chí về phát triển nghề truyền thống; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương; bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Nghệ thuật khèn của người Mông tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Dương Toản. 

Nghệ thuật khèn của người Mông tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Dương Toản. 

Dẫn nghiên cứu từ Văn phòng đại diện UNESCO, TS Nguyễn Thị Thu Trang lấy ví dụ từ một số thực hành tốt về di sản sống tại các xã NTM kiểu mẫu như nghệ thuật khèn của người Mông tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Di sản sống nghệ thuật khèn của người Mông được gìn giữ, trao truyền bền bỉ trong cộng đồng: Kỹ thuật chế tác, nghệ thuật sử dụng, môi trường diễn xướng và các tập tục, truyền thống văn hóa liên quan (trong nghi lễ vòng đời, sự kiện văn hóa dòng họ và cộng đồng). Cộng đồng thực hành di sản sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch, sử dụng di sản để góp phần phát triển cộng đồng và kinh tế - xã hội địa phương, phổ biến di sản. Diễn xướng bài chòi, tri thức nông nghiệp ở làng rau Trà Quế, tri thức biển, nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, Tết Trung thu, múa Thiên cẩu…)  đang được cộng đồng sử dụng và khai thác như một dạng tài nguyên, một nguồn sống, vừa  phục vụ phát triển kinh tế địa phương, phát triển cộng đồng, vừa củng cố nền tảng vững chắc của bản sắc đô thị Hội An, tỉnh Quảng Nam...

Từ đó, TS Nguyễn Thị Thu Trang nêu khuyến nghị chính sách trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa trong làng nghề và xây dựng nông thôn mới đó là quản lý di sản sống dựa vào cộng đồng. Theo đó, cần tôn trọng cách diễn giải, chuyển tải và trình bày/tái hiện quá khứ của cộng đồng; tạo dựng sự công bằng, bình đẳng trong quá trình đưa ra quyết định liên quan đến sự tham gia của nhiều bên; và khả năng để có được những quyết định đáng tin cậy từ những thành viên có uy tín trong/đối với cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần quản lý trên cơ chế trao quyền và tương tác với cộng đồng chủ thể để kiểm soát, bảo vệ và chia sẻ các quan niệm của người dân về di sản và thúc đẩy theo cách của riêng họ trên cơ sở tôn trọng pháp luật về di sản; bảo vệ quyền tham gia vào những quyết định liên quan đến mức độ bảo vệ và lựa chọn các yếu tố để bảo vệ di sản của cộng đồng; tương tác với cộng đồng để đồng thực hiện các chính sách về di sản và NTM...

Theo đó, đại diện Cục Di sản văn hóa đề xuất 3 mô hình trọng tâm: Bảo tàng sinh thái Lãnh thổ - Di sản - Ký ức - Cộng đồng; Mô hình Kết nối hành trình du lịch di sản tương đồng; Mô hình Nông nghiệp xanh - Di sản sống.

Theo bà Trang, các mô hình này sẽ đặt nền móng cho một “bảo tàng toàn diện” gồm tiếp cận tổng thể cuộc sống của cộng đồng; bảo vệ được di sản tự nhiên và văn hóa trong lãnh thổ và cộng đồng. Các nét văn hóa đặc sắc tiếp tục “sống” trong môi trường văn hóa bản địa, cộng đồng chủ thể được hưởng lợi, kinh tế - xã hội của đia phương được nâng cao. Ở tầm vĩ mô, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được tôn vinh, tài sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam được bảo tồn, phát huy và mở rộng hội nhập.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ về phát triển làng nghề tại hội thảo. Ảnh: Bá Thắng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ về phát triển làng nghề tại hội thảo. Ảnh: Bá Thắng.

Đưa tầm nhìn của làng nghề 'ra khỏi lũy tre làng'

Chia sẻ tại hội thảo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trăn trở, làm sao để người trong làng, trong nghề có thể bước ra giới hạn và kết nối với thế giới, có tầm nhìn vượt qua lũy tre làng, những khuôn mẫu đã định sẵn.

Tại Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam có không gian sáng tạo rất lớn đối với phát triển làng nghề vì đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên để chúng ta đưa làng nghề vào không gian mới.

Theo Bộ trưởng, dư địa sẽ còn mở rộng nếu làng nghề được tích hợp thêm giá trị từ văn hóa, lịch sử địa phương, truyền thống, môi trường, cảnh quan... Tích hợp công nghệ cũng là một xu thế bắt buộc phải cập nhật để các sản phẩm "có thể tự kể lại câu chuyện của mình" như sản phẩm gốm được tích hợp AI, mã QR code để người trải nghiệm có thể tiếp nhận thông tin một cách tiện lợi và thú vị hơn.

Bộ trưởng tin tưởng rằng, với sự hiệp lực, tư duy hệ thống, hành động hệ thống và có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài, kỳ vọng của những nghệ nhân và người làm nghề truyền thống về bảo tồn và phát triển giá trị làng nghề sẽ được phát huy trong thời gian tới.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.