| Hotline: 0983.970.780

GDP quý III tăng 7,4%, động lực chính từ khu vực công nghiệp, xây dựng

Chủ Nhật 06/10/2024 , 17:41 (GMT+7)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 7,40% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82%...

Ngày 6/10, Tổng cục Thống kê (GSO) công bố báo cáo chính thức về tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024, trong đó có số liệu đáng chú ý về GDP quý III - quý chịu tác động mạnh từ sự tàn phá của bão Yagi.

Theo GSO, GDP quý III/2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Với tốc độ tăng mạnh trong quý III, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2024 cán mốc 6,82% - là mức tăng khá cao so với cùng kỳ, đặc biệt là khi nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong 6 năm gần đây.

Đáng chú ý, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2021 trong giai đoạn 2020-2024, đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Tính chung 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, (đóng góp 5,37%) chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020-2024 do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão số 3, dẫn tới tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ các năm trước.

Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ trong quý III tiếp tục giữ được sự tăng trưởng ổn định, với mức tăng 7,51%, đóng góp 47,04%. Tính chung 9 tháng, mức tăng đạt 6,95% (đóng góp 48,41%).

Trong đó, một số ngành dịch vụ thị trường duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế như: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 11,03%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,47%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,48%...

GDP quý III tăng trưởng tích cực trong bố cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

GDP quý III tăng trưởng tích cực trong bố cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tại buổi công bố, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, nhờ tốc độ tăng mạnh trong 2 tháng đầu quý III/2024 cùng những giải pháp khắc phục hậu bão lũ và ổn định sản xuất kinh doanh sớm, kinh tế quý III/2024 và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, bà Hương cho biết.

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin, tại báo cáo công bố mới đây, HSBC đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% với kỳ vọng Việt Nam sẽ chứng kiến tăng trưởng hơn nữa bởi sự phục hồi tiếp tục vững vàng, lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ và lạm phát diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn.

Đồng quan điểm, ADB cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024 và 6,2% cho năm 2025, dựa trên sự phục hồi của các đơn hàng mới và tiêu dùng.

Trong khi đó, UOB có dự báo kém tích cực hơn khi cho rằng tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam đạt 5,9% (giảm khoảng 0,1% điểm % so với dự báo trước đó là 6%). Đồng thời, dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 được điều chỉnh tăng khoảng 0,2% điểm % lên 6,6%...

Xem thêm
Ràng buộc nhiều điều kiện với thương nhân xăng dầu

Thương nhân phân phối xăng dầu có ít nhất 5 cửa hàng trực thuộc, 10 đại lý bán lẻ, có kho bể, phương tiện vận tải sở hữu hoặc thuê trên 5 năm...

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Greenfeed tiếp tục được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á

Greenfeed, một thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, lần thứ 8 được vinh danh tại Lễ trao giải Doanh nghiệp châu Á - APEA 2024 vừa diễn ra ở TP.HCM.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.