| Hotline: 0983.970.780

Giá cà phê hôm nay

Giá cà phê hôm nay 28/7: Tăng thêm 500 đ/kg

Thứ Năm 28/07/2022 , 08:01 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 28/7/2022 tại thị trường thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh. Hiện, giá cà phê trong nước đang tăng thêm 500 đ/kg, lên mức 43.000 - 43.500 đ/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 28/7/2022

Cập nhật giá cà phê trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 28/7/2022

Giá cả thị trường cà phê hôm nay 28/7

Giá cà phê thế giới hôm nay

Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 28/7 đồng loạt tăng mạnh ở cả 2 sàn giao dịch lớn.

Kết thúc phiên giao dịch mới nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 9/2022 tăng 35 USD/tấn ở mức 2.009 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 33 USD/tấn ở mức 2.007 USD/tấn.

Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 9/2022 tăng 5,90 cent/lb, ở mức 219,10 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 5,9 cent/lb, ở mức 215,35 cent/lb.

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt tăng mạnh sau khi Fed kết thúc cuộc họp và tăng lãi suất lên 75 điểm, còn đồng USD tiếp tục giảm mạnh. Ngoài ra, Chủ tịch Fed tiếp tục nhấn mạnh rằng tất cả các quyết định trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu.

Ông nói thêm rằng, lần đầu tiên kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất, cơ quan này giờ đây cảm thấy đã đến lúc giảm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed không nói cụ thể khi nào điều đó xảy ra.

Thị trường hàng hóa nói chung và thị trường cà phê nói riêng đang chờ đợi thêm các thông tin liên quan đến GDP của Mỹ trong quý II dự kiến sẽ được công bố vào thứ 5. Báo cáo này sẽ cung cấp cho thị trường dữ liệu chính xác về việc liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới có đang đi vào suy thoái hay không.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 28/7/2022 tại thị trường thế giới tiếp tục có thêm phiên tăng giá.

Giá cà phê trong nước hôm nay

Giá cà phê hôm nay 28/7 tại thị trường trong nước cũng đang tăng mạnh thêm 500 đ/kg so với hôm qua.

Cụ thể, cà phê tại Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 43.000 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 43.500 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 42.900 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 43.400 và 43.300 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 43.400 đ/kg; ở Pleiku và La Grai cùng mức 43.300 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 43.400 đ/kg.

Thị trường cà phê trong nước cũng tăng mạnh theo đà tăng của thế giới khi được hưởng lợi từ việc đồng USD giảm.

Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành phố phát triển. Tại thị trường này, cà phê hòa tan đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng.

Theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm. Các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc là Guatemala, Ethiopia, Việt Nam, Malaysia, Brazil…

Trong khi đó, hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc năm 2020 đạt trên 95,6 triệu USD; năm 2021 đạt trên 128,4 triệu USD và bốn tháng đầu năm 2022 đạt trên 44,2 triệu USD.

Đáng chú ý, từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc luôn là thị truờng tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam. Nếu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 12 của Việt Nam đến năm 2019 vươn lên vị trí thứ 10; năm 2020 xếp thứ 9 và năm 2021 xếp thứ 8.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tương tự, theo Bộ Công Thương, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 13 của Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trung bình 3,2 ngàn tấn/tháng, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.

Về trị giá, xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt bình quân 8,2 triệu USD/tháng, cao hơn so với 6,53 triệu USD/tháng cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hàn Quốc đạt xấp xỉ 19,2 ngàn tấn, trị giá 49,16 triệu USD, giảm 7,9% về lượng nhưng tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2.563 USD/ tấn, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá nông sản hôm nay 28/7 tại thị trường trong nước đang biến động trái chiều khi tiếp tục tăng ở mặt hàng cà phê nhưng lại đi ngang ở mặt hàng hồ tiêu.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 28/7/2022 tại thị trường trong nước giao dịch quanh ngưỡng 43.000 - 43.500 đ/kg.

Bảng giá cà phê hôm nay

Dưới đây là bảng giá cà phê trong nước mới nhất hôm nay 28/7/2022. Đơn vị: đ/kg

Tỉnh thành Địa phương Giá cả
Lâm Đồng Di Linh 43.000
Lâm Hà 43.000
Bảo Lộc 43.000
Đắk Lắk Cư M'gar 43.500
Ea H'leo 43.400
Buôn Hồ 43.400
Đắk Nông Gia Nghĩa 43.400
Đắk R'lấp 43.300
Gia Lai Chư Prông 43.400
Pleiku 43.300
La Grai 43.300
Kon Tum   43.400

Bảng giá cà phê hôm nay 28/7/2022 tại thị trường trong nước

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm