| Hotline: 0983.970.780

Quy định của châu Âu với thực phẩm tổng hợp, có nguyên liệu động vật

Thứ Hai 24/02/2025 , 11:13 (GMT+7)

Châu Âu hiện có hàng loạt quy định về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc với thực phẩm tổng hợp, bao gồm các sản phẩm dùng nguyên liệu từ động vật.

Các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu vào thị trường châu Âu đang phải đáp ứng nhiều quy định về an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc. Ảnh: POAO.

Các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu vào thị trường châu Âu đang phải đáp ứng nhiều quy định về an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc. Ảnh: POAO.

Về tổng thể, các sản phẩm nhập khẩu vào EU hiện nay phải đáp ứng được 5 quy định. Đầu tiên là "Quy định (EU) số 178/2002", được xem là Luật thực phẩm chung của EU, đây là văn bản luật quan trọng nhất đưa ra nguyên tắc và quy tắc chung về an toàn thực phẩm ở EU.

Thứ 2 là "Quy định số 1005/2008", có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Thứ 3 là "Quy định (EU) số 2019/1793" về việc áp dụng các biện pháp tạm thời kiểm soát chính thức và biện pháp khẩn cấp sản phẩm nhập khẩu.

Bốn là "Quy định (EU) 2022/2292" ngày 6/9/2022 bổ sung cho "Quy định (EU) 2017/625" quy định về sản phẩm hỗn hợp có thành phần động vật phải nằm trong danh sách được cấp phép của châu Âu.

Và thứ năm là "Quy định chống phá rừng" với 7 nhóm mặt hàng EU quan tâm là cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu nành. Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn và các nhà điều hành sẽ phải thực thi từ ngày 30/12/2025 để tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EUDR. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ được gia hạn đến ngày 30/6/2026. 

Những quy định cụ thể

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, chuyên viên của Văn phòng SPS Việt Nam, EU có nhiều quy định và liên tục cập nhật, bổ sung những quy định này nhằm kiểm soát các rủi ro về sức khỏe cộng đồng và thực hiện những ý kiến của cơ quan an toàn thực phẩm của châu Âu.

Cũng theo bà Huyền, hiện nay, tất cả các sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật có trong các sản phẩm tổng hợp phải đến từ các cơ sở được EU phê duyệt đặt tại các quốc gia được phép xuất khẩu các sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật đó sang EU.

Cụ thể, Quy định (EC) số 852/2024 và 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 29/4/2004 đặt ra các quy tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm, trong đó sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2 quy định này quy định rất cụ thể các yêu cầu đối với thực phẩm từ khi sản xuất đến khi thành sản phẩm bao gồm tiêu chuẩn doanh nghiệp phải tuân theo, quy trình kiểm soát, đăng ký, yêu cầu khi vận chuyển, nhà xưởng... Trong đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm tổng hợp phải được đăng ký hoặc được châu Âu phê duyệt, tùy vào tính chất sản phẩm.

Ngoài ra, châu Âu cũng có kế hoạch giám sát chất tồn dư trong thực phẩm tổng hợp nhập khẩu. Theo đó, nước xuất xứ của sản phẩm tổng hợp phải được liệt kê trong "Phụ lục I của Quy định Ủy ban (EU) 2017/625" và cụ thể trong các "Phụ lục của quy định 2021/405" (đối với hàng hóa mà sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật có trong sản phẩm tổng hợp).

Bà Nguyễn Thị Huyền, chuyên viên của Văn phòng SPS Việt Nam trình bày tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Huyền, chuyên viên của Văn phòng SPS Việt Nam trình bày tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Liên quan vấn đề kiểm dịch thú y, chuyên viên của Văn phòng SPS Việt Nam cho biết cần tuân thủ các quy định chung của "Quy định số 2021/404 của EU". Trong đó có danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật..., mô tả cụ thể các vùng của quốc gia hoặc lãnh thổ được phép xuất khẩu, làm rõ điều kiện cụ thể đối với từng sản phẩm ở từng quốc gia và chứng nhận kiểm dịch thú y đối với các sản phẩm ở từng quốc gia.

Về hệ thống giấy chứng nhận, đối với các sản phẩm tổng hợp không cần điều kiện bảo quản và các sản phẩm tổng hợp cần điều kiện bảo quản, chứa các sản phẩm làm từ sữa non hoặc thịt chế biến không phải là gelatine, collagen sẽ cần "Giấy chứng nhận chính thức (Chương 50 của Phụ lục III của Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) số 2020/2235)".

Còn với các sản phẩm tổng hợp cần điều kiện bảo quản, chứa sản phẩm có nguồn gốc động vật (QĐ (EC) 853/2004) và không chứa các sản phẩm làm từ sữa non hoặc thịt chế biến không phải là gelatine, collagen sẽ cần "Chứng thực riêng (Phụ lục V của Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) số 2020/2235)".

Cuối cùng, về kiểm soát tại cửa khẩu, nhìn chung các sản phẩm tổng hợp đều phải chịu sự kiểm soát tại biên giới, cụ thể được liệt kê trong Quy định (EU) 2021/632.

Trước hàng loạt quy định nói trên, bà Nguyễn Thị Huyền lưu ý thêm với các doanh nghiệp, châu Âu sẽ thường xuyên bổ sung, cập nhật các quy định của mình.

Ví dụ, Quy định (EU) 2020/2235 về mẫu giấy chứng nhận đã sửa đổi, bổ sung 15 lần, Quy định EU 2017/625 đã bị thay thế bởi Quy định 2022/2292 (6/9/2022) đến nay sửa đổi 2 lần hay Quy định 2021/404 về kiểm dịch thú y đã sửa đổi bổ sung 112 lần.

"Vì vậy, khuyến nghị các doanh nghiệp cập nhật thay đổi các quy định của châu Âu thường xuyên. Cùng với đó, liên hệ Văn phòng SPS Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về các thay đổi", bà Nguyễn Thị Huyền chia sẻ thêm.

Xem thêm
Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Agribank Tây Nam Bộ: Tập huấn thương hiệu và truyền thông trên nền tảng số

ĐBSCL Ngày 21/2, Agribank Tây Nam Bộ phối hợp với Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị tập huấn thương hiệu và truyền thông trên nền tảng số, mạng xã hội.

'Dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2025' gọi tên Sun Urban City Hà Nam

Dự án Sun Urban City được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao nhờ các yếu tố: vị trí đắc địa, mô hình hoàn hảo, quy hoạch bài bản, thiết kế thông minh, sáng tạo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất