| Hotline: 0983.970.780

Giá tiêu hôm nay 11/6/2024: Tăng mạnh, chạm mốc 171.000 đ/kg

Thứ Ba 11/06/2024 , 09:22 (GMT+7)

Giá tiêu hôm nay 11/6/2024 ở trong nước tăng tới 4.000 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 168.000 - 171.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu trong nước và thế giới mới nhất ngày 11/6/2024

Cập nhật giá tiêu trong nước và thế giới mới nhất ngày 11/6/2024

Giá tiêu hôm nay 11/6 trên thế giới

Trên thế giới, thị trường hồ tiêu ngày 11/6 tăng mạnh ở một vài quốc gia.

Theo đó, giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia tăng 12,65%; lên mức 6.451 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này tăng 11,82%; ở ngưỡng 8.420 USD/tấn.

Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 tăng 3,53%; lên mức 8.500 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l đang giao dịch ở mức 6.500 USD/tấn, còn loại 550 g/l giữ ở ngưỡng 6.700 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu neo tại mốc 9.500 USD/tấn.

Loại hạt tiêu Giá cả (Đơn vị: USD/tấn) Thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia) 6.451 12,65%
Tiêu đen Brazil ASTA 570 8.500 3,53%
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA 4.900 -
Tiêu trắng Muntok 8.420 11,82%
Tiêu trắng Malaysia ASTA 7.300 -
Tiêu đen loại 500 g/l Việt Nam 6.500 -
Tiêu đen loại 550 g/l Việt Nam 6.700 -
Tiêu trắng Việt Nam 9.500 -

Giá hồ tiêu thế giới hôm nay tăng nóng ở Indonesia và Brazil, còn các thị trường khác vẫn duy trì ổn định.

PTEXIM Corp nhận định, Nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Trung Đông và Mỹ/EU trong tuần qua đã củng cố niềm tin giá tiêu đen sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc trồng hồ tiêu mới vẫn chưa được ghi nhận rầm rộ, do chi phí trồng tiêu mới đã trở nên đắt đỏ hơn so với trước đây. Bên cạnh đó là các loại cây nông sản khác mang lại lợi nhuận tốt hơn hạt tiêu đen như cà phê, ca cao, sầu riêng.

Một nguyên nhân khác cũng khiến giá hồ tiêu tăng cao ngoài yếu tố cung cầu thời gian qua, đó là tình trạng vận tải biển ngày càng đắt đỏ.

Tuần trước, loạt hãng tàu lớn có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) như Evergreen, Yang Ming và Wan Hai dự báo tình trạng ùn tắc ở các cảng ở châu Á sẽ chưa giảm bớt trong ngắn hạn, vì vậy, giá cước vận chuyển container sẽ neo cao cho đến quý 3/2024.

Như vậy, giá tiêu thế giới ngày 11/6/2024 tăng mạnh tại Indonesia và Brazil so với hôm qua.

Giá tiêu hôm nay 11/6 ở trong nước

Ở trong nước, thị trường hồ tiêu ngày 11/6 tiếp tục tăng mạnh so với hôm qua.

Cụ thể, Đắk Lắk tăng mạnh 2.000 đồng, thu mua hồ tiêu ở giá 170.000 đ/kg;

Giá hồ tiêu Đắk Nông hôm nay giao dịch lên mức 171.000 đ/kg, tăng 3.000 đồng;

Giá tiêu Gia Lai hôm nay tăng lên ngưỡng 168.000 đ/kg, sau khi tăng 2.000 đồng;

Tăng 3.000 đồng, thương lái Đồng Nai thu mua hồ tiêu lên giá 168.000 đ/kg;

Giá hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu đang leo lên ngưỡng 169.000 đ/kg, tăng 4.000 đồng;

Tăng 3.000 đồng, thương lái Bình Phước giao dịch hồ tiêu về giá 169.000 đ/kg.

Tỉnh thành Giá cả Tăng/Giảm
Đắk Lắk 170.000 2.000
Đắk Nông 171.000 3.000
Gia Lai 168.000 2.000
Đồng Nai 168.000 3.000
Bà Rịa - Vũng Tàu 169.000 4.000
Bình Phước 169.000 3.000

Bảng giá tiêu trong nước mới nhất ngày 11/6/2024. Đơn vị: đ/kg

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay tăng từ 2.000 - 4.000 đồng, qua đó đưa nông sản này dễ dàng chạm mốc 171.000 đ/kg.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song tốc độ tăng sẽ chậm lại. Hiện nguồn cung hồ tiêu thiếu hụt trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ từ các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn được dự báo đều sụt giảm, do tác động của hiện tượng El Nino lẫn suy giảm diện tích canh tác.

Theo VSPA, hiện tượng thời tiết hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam giảm 10% xuống khoảng 170.000 tấn so với năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Trong khi lượng tồn kho từ năm 2023 chuyển sang năm 2024 cũng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Còn tại Brazil, một số dự báo cho thấy sản lượng của nước này có thể giảm 18 – 23%, xuống còn 85.000 – 90.000 tấn so với con số 110.000 tấn của năm 2023.

Bên cạnh yếu tố cung cầu, việc giá tăng nhanh đã khuyến khích hoạt động đầu cơ của các đại lý, nhà xuất khẩu và nông dân tại thị trường trong nước do nguồn cung nguyên liệu dự kiến​ giảm đáng kể.

Như vậy, giá tiêu trong nước ngày 11/6/2024 đang giao dịch quanh mức 168.000 - 171.000 đ/kg.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Xóa cầu khỉ, tạo thuận lợi lưu thông, giao thương cho người dân An Điền

Bến Tre Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Agribank, cầu Vàm Cái Cát được xây dựng mới, giúp người dân xã An Điền, huyện Thạnh Phú đi lại, giao thương nông sản thuận lợi hơn.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm