| Hotline: 0983.970.780

Giặc lửa lơ lửng ở rừng Bảy Núi

Thứ Sáu 13/02/2009 , 08:30 (GMT+7)

Mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài và gay gắt hơn mùa khô năm ngoái. Cục Kiểm lâm dự báo, khu vực Tri Tôn, Tịnh Biên của An Giang nguy cơ xảy ra cháy rừng cực cao.

Chòi gác rừng của lực lượng kiểm lâm
Mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài và gay gắt hơn mùa khô năm ngoái. Cục Kiểm lâm dự báo, khu vực Tri Tôn, Tịnh Biên của An Giang nguy cơ xảy ra cháy rừng cực cao.

>> Cháy rừng: Nguy cơ cực cao

Đêm 11/2, một cơn mưa khá lớn đã làm dịu đi cái nóng oi ở miền Tây. Tuy nhiên, chỉ đến trưa ngày 12/2 thời tiết lại nắng nóng và có phần gay gắt hơn. Có mặt ở vùng Bảy Núi (An Giang) chúng tôi len lỏi đến tận những cánh rừng già trải dài trên núi mới cảm nhận được việc bảo vệ rừng trong mùa khô năm nay đầy thách thức.

Mấy hôm rồi, lượng du khách đổ về An Giang hành hương Vía Bà Chúa Sứ rất đông. Đáng lưu ý là khu vực Vía Bà rất gần núi lại sát rừng nên khách thập phương chỉ cần sơ suất để một tàn thuốc lá hoặc một cây nhang bất cẩn có thể bén lửa vào rừng bất cứ lúc nào.

Giữa trưa, tôi lọt vào cánh rừng già nằm trên núi Dài, núi Tượng, núi Lớn (địa bàn xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), nhiều cây rừng thiếu nước đã trụi lá. Bao quanh các ngọn núi này nếu nhìn từ xa chỉ một màu xám của cây rừng. Vào đến trong rừng, một âm thanh nghe dòn tai của những chiếc lá khô dưới chân kêu xào xạc. Nắng nóng buổi trưa hành hạ tôi đến hoa mắt!

Anh Hứa Minh Khoa, Trưởng trạm Kiểm lâm xã Lương Phi, huyện Tri Tôn giãi bày: “Do xác định trước sự nguy hiểm của mùa khô năm nay nên từ những tháng đầu năm dương lịch, lực lượng kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương và một số ngành hữu quan làm ráo riết công tác vận động quần chúng bảo vệ rừng. Chúng tôi cấm tuyệt đối dân vào rừng săn ong, khách hành hương vào rừng đốt nhang, người dân sống ven rừng đốt nương làm rẫy”.

Theo báo cáo của ngành kiểm lâm An Giang thì toàn huyện Tri Tôn có trên 7.600ha rừng. Anh Lý Vĩnh Định, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Tri Tôn cho biết: Mùa khô năm nay Hạt đã bố trí 100 chốt gác ở các cửa ra vào rừng. Tuy nhiên, cái khó nhất là phương tiện chữa cháy quá thô sơ, cộng thêm địa hình đồi núi hiểm trở nên việc chữa cháy thật khó khăn. Đa phần rừng cách kênh dẫn nước rất xa. Khó khăn thứ hai là các giếng nước vào mùa khô đều bị cạn kiệt, không đảm bảo đủ cho việc PCCCR. Biện pháp chữa cháy giản đơn đang được triển khai áp dụng nhiều năm nay ở đây là cho nước vào can nhựa 10 lít chứa sẵn từ 200-300 can ở từng chốt. Cách chữa cháy này cũng phát huy tác dụng nhưng đòi hỏi phải phát hiện đám cháy kịp thời.

 Rời những cánh rừng ở Tri Tôn chúng tôi sang địa bàn huyện Tịnh Biên nơi có trên 6.500 ha rừng. Đặc thù địa hình và rừng ở Tịnh Biên cũng không khác gì Tri Tôn. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên Lê Thành Công cho biết: Năm qua lượng du khách ra vào rừng tham quan, hành hương rất đông, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Vì vậy, năm nay Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên đã hợp đồng trách nhiệm với bộ đội, công an PCCC, chủ rừng, chính quyền địa phương để cùng kiểm soát bảo vệ rừng. Mùa khô năm nay Hạt đã bố trí 99 trạm chữa cháy ở 8 xã. Mỗi xã điều có trang bị dụng cụ chữa cháy như bình xịt nước, máy bơm và can nhựa chứa nước. Ngoài lực lượng chuyên môn còn có hơn 400 hộ dân trong 21 tổ liên kết cùng tham gia bảo vệ rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang: Ngay từ những ngày đầu năm 2009, Chi cục đã chủ động triển khai công tác trồng và bảo vệ rừng 2009 với tổng diện tích rừng trồng mới 1.000 ha và bảo vệ chăm sóc 3.361 ha rừng trồng, cao nhất từ trước đến nay. Qua đó đầu tư 2,5 tỷ đồng xây dựng hệ thống đê bao, cống thoát nước cho rừng tràm Trà Sư và các dự án tăng cường năng lực PCCCR.

Cũng theo Chi cục này, công tác trồng và bảo vệ rừng năm nay ở tỉnh An Giang rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Nguyên nhân do thời tiết bất thường, mùa khô về sớm hơn mọi năm. Bên cạnh đó còn có nhiều chủ rừng, chặt phá đốt rừng để chuyển đổi diện tích sang trồng rau màu hay trồng cây ăn quả, càng làm nguy cơ cháy rừng cao hơn.

Rừng An Giang đang đối mặt với một mùa khô khó khăn nhất từ trước đến nay.

Xem thêm
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, bất cập, vượt qua những khó khăn, thách thức lớn trong phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng ta càng nhận thấy rõ những yếu tố mang tính nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của đất nước được phát huy mạnh mẽ...

Mất 855 tỷ nhưng không có chính sách hỗ trợ làng hoa Văn Giang: [Bài 3] Cả lãnh đạo xã và dân đều buồn

Khắp các triền đê, đường làng, ngõ xóm, các cơ quan ở mấy xã vùng bãi của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên những ngày này đều được trưng dụng để hoa, cây cảnh.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Cha con 'người hùng không biết chữ' cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Dù không biết chữ, cha con anh Nguyễn Văn Hai vẫn mày mò tự chế thiết bị lặn để cứu trạm bơm Cống Bún khỏi sự cố rò rỉ trước thời điểm mưa lũ.

Bình luận mới nhất