| Hotline: 0983.970.780

Giải mã sức hút của SBT đối với nhà đầu tư ngoại

Thứ Sáu 07/07/2023 , 14:39 (GMT+7)

Cổ phiếu Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, TTC AgriS (SBT) đang là cổ phiếu được khối ngoại ưu ái khi liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Cùng chiều với diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán trong tháng 6, cổ phiếu SBT (Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, TTC AgriS) đang là cổ phiếu được khối ngoại ưu ái khi liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Khối ngoại liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SBT

Kết thúc tháng 6/2023, VN-Index tăng 45,01 điểm tương đương 4,19% và đạt mức 1.120,18 điểm, giá trị giao dịch trung bình một phiên đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 39,7% so với tháng trước, và tăng 77% so với 5 tháng trước. Đồng thời, khối ngoại đã chấm dứt đà bán tháo ồ ạt và chỉ còn bán ròng khoảng 364 tỷ đồng trong tháng 6/2023 trên sàn Hose, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì ghi nhận mua ròng 368 tỷ đồng.

Đóng góp vào diễn biến tích cực của thị trường, cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, Hose: SBT) tiếp tục là cổ phiếu sáng giá khi được nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu. Tính đến thời điểm 30/6/2023, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại TTC AgriS liên tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, hiện tỷ lệ này đang đạt ~ 16%, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022.

Đồng thời, các Quỹ ETFs uy tín trong nước và quốc tế cũng thể hiện quan tâm thông qua việc tăng đầu tư vào cổ phiếu này. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 7 ETFs quy mô trên 100 triệu USD gồm Fubon FTSE Vietnam ETF, DCVFM VNDiamond ETF, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF, VNM ETF, DCVFM VN30 ETF, FTSE Vietnam ETF và SSIAM VNFinLead ETF. Theo đó, có 3/7 ETF quy mô trên 100 triệu USD này đang nắm giữ cổ phiếu SBT, trong đó là Fubon FTSE Vietnam ETF nắm giữ ~19 triệu cổ phiếu, Vaneck Vietnam ETF với ~ 9 triệu cổ phiếu, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF với ~3 triệu cổ phiếu,... Tính đến thời điểm 30/6/2023, tổng số cổ phiếu SBT các ETFs đang nắm giữ hơn 35 triệu cổ phiếu, tăng 154% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu SBT, cụ thể tăng từ ~4 triệu lên ~19 triệu cổ phiếu tương đương tăng hơn 390% so với cùng kỳ năm 2021, tăng từ ~6 triệu lên ~19 triệu cổ phiếu tương đương tăng hơn 230% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: TTC AgriS

Nguồn: TTC AgriS

Điều này cho thấy dòng tiền sẽ tập trung vào các nhóm ngành sản xuất thiết yếu, có kết quả và triển vọng kinh doanh tăng trưởng tốt, đặc biệt là những doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn chọn lọc khắt khe, có khung quản trị hoàn thiện và chiến lược phát triển bền vững như TTC AgriS.

Kiến tạo nền nông nghiệp bền vững tuần hoàn, hướng đến những giá trị Xanh là điều kiện để TTC AgriS thu hút dòng vốn ngoại

Để có thể thu hút và huy động thành công dòng vốn ngoại suốt thời gian qua, đòi hỏi TTC AgriS luôn nỗ lực cải tiến khung quản trị để có thể đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt từ các định chế tài chính quốc tế. Không chỉ là việc doanh nghiệp phải có uy tín, có năng lực tài chính vững mạnh, số liệu công khai minh bạch, được kiểm toán bởi các tổ chức quốc tế, có phương án sử dụng vốn khả thi, có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp,… mà dòng vốn cũng phải phục vụ các dự án phát triển bền vững cũng như đáp ứng bộ tiêu chuẩn ESG,…

Được biết, trong niên độ 2021-2022 là 5 năm liên tiếp SBT thuộc “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết thuộc rổ chỉ số phát triển bền vững VNSI” với điểm ESG đạt 96%, tiếp tục giữ vững vị trí là công ty Mía Đường duy nhất có tên trong Rổ chỉ số VNSI20 - Top 20 cổ phiếu có điểm Phát triển bền vững cao nhất thị trường chứng khoán.

Năm 2023, TTC AgiS đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình quản trị kinh doanh nông nghiệp truyền thống sang Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp - định hướng thị trường, định hướng sản phẩm, thúc đẩy tư duy kinh tế nông nghiệp thay cho tư duy sản xuất thuần túy.

Ngày 16/6/2023 vừa qua, TTC AgriS đã tổ chức thành công TTC AgriS Innovation Day 2023 với chủ đề “Serving the best natural nutrition for body needs”, chính thức mở đầu cho chuỗi sự kiện TTC AgriS Innovation Day bắt đầu từ năm 2023, tiên phong khai mở dẫn dắt nền kinh tế nông nghiệp bền vững, tạo ra sân chơi chung về khoa học công nghệ - kinh tế nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS - Bà Đặng Huỳnh Ức My, phát biểu khai mạc tại sự kiện TTC AgriS Innovation Day 2023 với định hướng tập trung vào phát triển nông nghiệp kinh tế bền vững.

Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS - Bà Đặng Huỳnh Ức My, phát biểu khai mạc tại sự kiện TTC AgriS Innovation Day 2023 với định hướng tập trung vào phát triển nông nghiệp kinh tế bền vững.

Thông qua những thành quả gặt hái được từ những nỗ lực trong những năm qua, TTC AgriS đặt mục tiêu tiếp tục dẫn dắt các xu hướng nông nghiệp tương lai trong các năm tới, như tập trung phát triển vùng nguyên liệu organic, đa dạng hóa chuỗi giá trị cây trồng nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chế phụ phẩm, đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2035. Trong đó, chiến lược kinh doanh "xanh" được coi là động lực để TTC AgriS tối đa hóa lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và chia sẻ thành quả với các Bên liên quan, thúc đẩy xây dựng nền nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam bền vững.

Cam kết phát triển bền vững mà TTC AgriS sẽ hoàn thiện vào năm 2030.

Cam kết phát triển bền vững mà TTC AgriS sẽ hoàn thiện vào năm 2030.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.