| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp chống đổ ngã tối ưu, an toàn cho đất và cây trồng

Thứ Hai 29/11/2021 , 09:00 (GMT+7)

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng lúa đổ ngã và đã được khoa học chứng minh đó là sử dụng Paclobutrazol để ức chế tổng hợp GA3 (Gibberellic Acid)...

Hàng năm, hơn 50% diện tích lúa của Việt Nam bị đổ ngã, làm cho năng suất canh tác giảm tới 90%, là nguyên nhân chính gây thất thoát cả năng suất lẫn chất lượng, lúa rất khó thu hoạch bằng máy, thất thu, giảm giá trị nông sản.

Khi đổ ngã, hạt lúa lên mọng, hạt bị lem, đen- tỷ lệ gạo gãy/tấm cao. Do đó chống đổ ngã là công việc bắt buộc trong quy trình canh tác lúa để bảo vệ thành quả sản xuất, giúp thu hoạch bằng máy thuận tiện, tránh mất mùa, tăng năng suất và tăng chất lượng hạt gạo.

Nguyên nhân đổ ngã & cách xử lí theo khuyến nghị của chuyên gia

Nguyên nhân lúa đổ ngã là do lóng 3,4 (tính từ trên xuống) càng dài càng dễ đổ ngã, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là bón đạm nhiều làm cho cây non yếu hoặc sử dụng chất kích thích GA3 làm vách mỏng, lóng kéo dài, bẹ lúa không ôm sát thân càng dễ đổ ngã.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng lúa đổ ngã và đã được khoa học chứng minh đó là sử dụng Paclobutrazol để ức chế tổng hợp GA3 (Gibberellic Acid) - đây là hoocmon quan trọng kích thích sinh trưởng chiều cao thân, chiều dài cành, rễ, kéo dài lóng. Từ đó giúp hạn chế sự phát triển chiều cao của cây; giúp lóng lúa không vươn dài; giúp thành lóng dày và bẹ ôm sát thân nhờ vậy cây lúa ngắn lóng, cứng cáp và chống đỗ ngã hiệu quả.

Tuy nhiên, có phải loại Paclo nào cũng tốt như nhau?

Các loại thuốc “lùn cây” thông thường (đặc biệt là Paclo bột) gặp phải các vấn đề chính, đó là hàm lượng Paclo trong nguyên liệu sản xuất thấp (chỉ đạt từ 50-70%), độ tinh khiết không cao, kích thước hạt lớn, lượng tạp chất nhiều. Biểu hiện của các vấn đề nêu trên là khả năng phân tán trong nước kém, khi pha rất dễ bị lắng cặn, nên lúa khó hấp thụ, hiệu quả chống đổ ngã kém.

Ngoài ra, thói quen của nông dân thường xử lý bằng cách trộn rải chung với phân nên cây hấp thụ không cao, do lượng Paclo thấp nên tiếp tục tăng liều, lượng hoạt chất paclo cây không hấp thu hết cùng với tạp chất sẽ tồn lưu trong đất tăng dần từ vụ này sang vụ khác gây thoái hóa đất, cây lúa cằn cỗi, tăng chi phí phân bón và gây ngộ độc (cháy lá, đùn cây, không trổ bông…) kể cả cây trồng luân canh khác.

Do đó trong giai đoạn cực trọng quyết định chiều cao của cây, nông dân cần một giải pháp chống đổ ngã tối ưu. Một giải pháp tối ưu phải bảo đảm đạt được hiệu quả 4 trong 1: Vừa giúp cây chống đổ ngã, vừa tăng năng suất & chất lượng hạt gạo sau thu hoạch, vừa giúp tiết kiệm phân bón và đặc biệt an toàn cho đất và cây trồng.

Brighstar 25SC – Bí quyết chống đổ ngã tối ưu cho cây trồng

Tiên phong trong nghiên cứu & ứng dụng khoa học công nghệ mới, luôn chú trọng tìm kiếm những giải pháp tiên tiến vừa đạt hiệu quả cao lại an toàn cho môi trường và sức khỏe con người, Hợp Trí cung ứng sản phẩm thuốc điều hòa sinh trưởng Brightstar 25SC – bí quyết chống đổ ngã tối ưu cho cây trồng. Sản phẩm đã được áp dụng trong nông nghiệp Việt Nam nhiều năm qua và mang lại hiệu quả tích cực.

Brightstar 25SC có dạng sữa dễ tan, tinh khiết Paclo trên 98%, hàm lượng đến 250gram/lít, không chứa tạp chất, với công nghệ sản xuất EU Super từ Châu Âu cho kích thước hạt Paclo cực nhỏ, kết hợp cùng chất hoạt động bề mặt làm tăng khả năng loang trải đều, bám dính tốt & hấp thụ nhanh mạnh vào bên trong lá, thân và rễ qua mạch gỗ (Xylem) gây ức chế sinh tổng hợp GA3 (Gibberllin).

Brightstar 25SC phun qua lá giúp lúa tăng đẻ nhánh, ức chế chiều dài lóng, làm cho thân lúa không vươn dài, rễ phát triển mạnh nên ít đổ ngã, đường kính thân tăng lên, thân dày, cứng cáp hơn, bộ rễ phát triển nhiều hơn nên tăng sự hấp thụ dưỡng chất và giúp tiết kiệm phân bón đáng kể, từ đó cây tập trung toàn bộ dinh dưỡng để nuôi bông và hạt, giúp tăng số lượng bông, hạt chắc trên bông, tăng năng suất lúa và tăng chất lượng hạt gạo đáng kể.  

Đặc biệt, chỉ với liều dùng thấp theo tiêu chuẩn qui định (chỉ 0.5 lít/ha), cây hấp thụ hầu hết trên thân, lá nên không gây hại cho lúa và tồn dư trong đất ngay cả khi phun chồng lối.

Nhiều nông dân sử dụng Brightstar đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, anh Lê Thanh Hải ngụ tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cho biết: Tôi trồng giống lúa OM 18, sau khi phun 15 ngày thấy thuốc có hiệu quả rõ rệt, cùng chung 1 mảnh ruộng tôi chia ra làm 2, phun 2 loại thuốc xử lý lùn cây thì thuốc Brightstar 25SC của công ty Hợp Trí cho hiệu quả tốt hơn sản phẩm đang sử dụng cùng hoạt chất là Paclobutrazol.

Cây lúa sử dụng Brightstar 25SC có chiều dài lá ngắn hơn 7 – 8 cm so với cây lúa đối chứng, chiều dài cả 3 lóng lúa đều ngắn hơn cây lúa đối chứng, đặc biệt lóng sát mặt đất ngắn hơn cây lúa đối chứng 3-4 cm. Thân lúa cứng cáp và có thân to hơn so với cây lúa đối chứng. Đến giai đoạn 92 ngày sau sạ chuẩn bị thu hoạch thì ruộng đối chứng đã ngã hết 1 phần, ruộng sử dụng Brightstar 20SC của công ty Hợp Trí lúa vẫn đứng vững cho đến ngày thu hoạch.

Brightstar 25SC rất đậm đặc và rất mịn, phân tán đều trong nước nên bà con chỉ cần dùng với liều dùng thấp: 30-35ml/bình 25lít và phun 12 bình/HA.

Đối với giống < 95 ngày: phun 1 lần lúc 25-30 ngày sau sạ.

Đối với giống > 95 ngày: nên phun 2 lần để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Lần 1: 25-30 ngày sau sạ. Lần 2: Phun trước khi có tim đèn 3-5 ngày.

Chúc bà con nông dân áp dụng hiệu quả và đạt vụ mùa bội thu.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm