| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội, Sài Gòn đồng loạt xuống đường phản đối TQ xâm phạm chủ quyền

Chủ Nhật 11/05/2014 , 09:32 (GMT+7)

Đầu giờ sáng, nắng chưa gắt nhưng không khí tại vườn hoa Lê Nin trên đường Hoàng Diệu, trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc nóng rát. Cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu chập chùng. Một cuộc xuống đường khí thế sắp diễn ra./ Phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM

Hà Nội đã tiếp sức cuộc tuần hành diễn ra tại TP.HCM hôm thứ Bảy (10/5) với tinh thần hừng hực ngay từ sáng sớm Chủ nhật.

Đầu giờ sáng, nắng chưa gắt nhưng không khí tại vườn hoa Lê Nin trên đường Hoàng Diệu, trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc nóng rát. Cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu chập chùng. Một cuộc xuống đường khí thế sắp diễn ra.

7h45 sáng, khoảng 300 người đã sẵn sàng. Họ nhẩm đến thuộc lòng nhưng khẩu hiểu "Trung Quốc hãy tuân thủ luật pháp quốc tế", "Hòa bình và Công lý cho Biển Đông", "Chủ quyền là thiêng liêng không thể xâm phạm", "Cút khỏi vùng biển Việt Nam", "Biển Đông là một phần máu thịt của đất nước", "Dừng ngay các hành động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam"...

Không khí càng nóng hơn khi đến khoảng 9h10, số người có mặt để hòa chung vào tiếng nói phản đối hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đã tăng lên gần gấp đôi.

Đường Hoàng Diệu bị cấm qua lại, một hàng rào sắt được dựng lên để người dân giữ vị trí trật tự bên trong khuôn viên vườn hoa.

Tiếng hô các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc rầm rập, dư sức vang vào tận bên trong tòa nhà đóng kín cổng đối diện.


Chiếc xe của cơ quan công an này đỗ ngay góc đường Hoàng Diệu - Trần Phú lúc 9h00, cách cổng chính Đại sứ quán Trung Quốc chừng 300m. Chiếc loa trên đầu xe đang liệt kê lại từng hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của giàn khoan Trung Quốc HD 981; đồng thời đề nghị người dân tôn trọng trật tự công cộng tại khu vực.

9h25, người dân đồng thanh ca vang những bài hát yêu nước để nâng cao khí thế.

Đến 11h, đường Hoàng Diệu, đoạn trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc vẫn bị cấm qua lại. Bên kia đường, trong khuôn viên vườn hoa Lê Nin vẫn có khoảng hơn trăm người cùng giơ cao biểu ngữ và liên tục hô vang những lời phải đối Trung Quốc.  

Trên một băng-rôn, người yêu nước còn in hình nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel giới thiệu tấm bản đồ cổ của Trung Quốc tặng cho Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này thăm Đức. Tấm bản đồ đó không hề xác định Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Hòa chung không khí tại Hà Nội, người dân TP.HCM cũng tiếp tục cuộc mít tinh, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc sang ngày thứ hai.

NNVN sẽ tiếp tục cập nhật hình ảnh và video clip gửi tới bạn đọc.


Một số kênh truyền hình báo chí tường thuật trực tiếp trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc

Tại TP.HCM, từ 6 giờ sáng, khu vực Nhà Văn hóa Thanh Niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TPHCM) đã có khoảng 1 ngàn người thuộc đủ các lứa tuổi với băng rôn, biểu ngữ, ảnh Bác. Họ tập hợp rồi tuần hành xuất phát từ Nhà văn hóa Thanh Niên, sau đó đi dọc các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch - Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu. Đến 9 giờ 30 phut cùng ngày, đoàn biểu tình mỗi lúc một đông, kéo dài gần 1 km nhưng không gây kẹt xe, mặc dù các tuyến đường đều khá đông người lưu thông.


Trên đường Đinh Tiên Hoàng - TP.HCM

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng nghìn du khách xuất cảnh du lịch Trung Quốc

Số lượng du khách xuất cảnh qua cửa khẩu ở Lào Cai tăng đột biến trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài tới 5 ngày.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm