| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Tăng cường quản lý cán bộ công chức, viên chức, người lao động

Thứ Tư 26/05/2021 , 06:39 (GMT+7)

TP. Hà Nội đề nghị người lao động trực thuộc các cơ quan, đơn vị khi đi ra khỏi thành phố ngoài giờ hành chính phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị.

Thành phố Hà Nội đề nghị nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.

Thành phố Hà Nội đề nghị nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.

Ngày 25/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Văn bản số 1597/UBND-KGVX về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện kết luận tại Hội nghị Thường trực Thành ủy ngày 24/5/2021 về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch, Tổng giám đốc các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ, nội dung quy định công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo các văn bản của Trung ương và thành phố, đặc biệt là các Công điện của Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành từ ngày 29/4/2021 đến ngày 24/5/2021; bảo đảm giữ an toàn tuyệt đối tại cơ quan công sở và sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị.

Thành phố Hà Nội đề nghị nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan. Thủ trưởng các sở, ngành; người đứng đầu các cấp ở địa phương chỉ đạo chủ động phối hợp, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tế.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải gương mẫu, tích cực tham gia và đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.

UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; khuyến khích làm việc trực tuyến bảo đảm hiệu quả công việc và an toàn phòng dịch.

Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương quán triệt nghiêm việc tổ chức các hoạt động hội họp đảm bảo quy định tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/5/2021 của Chủ tịch UBND thành phố; hạn chế các cuộc họp trực tiếp, tăng cường họp trực tuyến, bố trí ngồi giãn cách tối thiểu 2m theo điều kiện thực tế, thường xuyên khử khuẩn trước và sau các cuộc họp, để phòng họp thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trung tâm.

Hạn chế tiếp khách cá nhân, tổ chức khai báo y tế, đo thân nhiệt tại bộ phận thường trực, đảm bảo an toàn tối đa, tránh sự cố đáng tiếc. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi tại các căng tin, bếp ăn tập thể trong khuôn viên cơ quan để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương quản lý chặt chẽ cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Trường hợp những cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc các cơ quan, đơn vị khi đi ra khỏi thành phố trong các ngày nghỉ lễ hoặc các ngày thứ bảy, chủ nhật (ngoài giờ hành chính) phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên và phải báo cáo lại với đơn vị khi trở lại thành phố, đồng thời khai báo y tế online tại website https://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCovi, Bluezone trong vòng 24 giờ từ khi có mặt tại thành phố.

Riêng đối với người đi đến những vùng, những nơi có bệnh nhân theo thông báo của cơ quan y tế (Bộ Y tế, Sở Y tế, CDC Hà Nội, CDC các tỉnh, thành...) mà được đăng thông tin công khai thì phải được theo dõi, giám sát y tế chặt chẽ và phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở hoặc dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì phải tự cách ly, đồng thời thông báo ngay cơ sở y tế tại địa phương để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Ban Chỉ đạo thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại các cấp, các ngành, các đơn vị và địa phương thuộc thành phố.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các ngành, các cấp, các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra vi phạm tại cơ quan, đơn vị phụ trách quản lý theo phân công, phân cấp, phân nhiệm; chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm theo quy định.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.