| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội ưu tiên việc bảo đảm an toàn hệ thống đê, công trình thủy lợi

Thứ Tư 02/10/2024 , 14:15 (GMT+7)

Bảo đảm an toàn của hệ thống đê điều, công trình thủy lợi là ưu tiên hàng đầu của thành phố Hà Nội trong kết luận điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Hà Nội có hệ thống đê điều quy mô lớn và đặc biệt quan trọng, với 626km đê được phân cấp và 133km đê chưa phân cấp. Trong đó, thành phố có hơn 37km đê Hữu Hồng là đê cấp đặc biệt. Hệ thống đê không chỉ góp phần bảo vệ thành phố trước thiên tai mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế.

Người dân sử dụng bao tải để bao vệ đê. Ảnh: Hùng Khang.

Người dân sử dụng bao tải để bao vệ đê. Ảnh: Hùng Khang.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, để đảm bảo hệ thống đê, huyện Chương Mỹ đã huy động 6.000 người; sử dụng 75.000 vỏ bao tải, 5.000m bạt, 9.000m đất đá, 178 phương tiện đắp chống tràn lũ sông vào khu dân cư. Đồng thời cơ quan chức năng kịp thời sơ tán hơn 2.000 hộ dân với trên 7.000 nhân khẩu đến nơi an toàn; xử lý giờ đầu sự cố tràn đê Gò Khoăm, đoạn xã Mỹ Lương có nguy cơ bị vỡ.

Ông Hà Văn Hiệu thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình, sống cạnh đê Tả Bùi cho biết: “Sống gần đê nên chúng tôi luôn sẵn sàng tinh thần túc trực 24/24 giờ, chỉ cần cán bộ huy động chúng tôi sẽ luôn có mặt để thực hiện các phương án bảo vệ đê”.

Bảo vệ đê là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Hùng Khang.

Bảo vệ đê là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Hùng Khang.

Trong cơn bão số 3, khi có nguy cơ xảy ra vỡ đê, hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân cùng nhân dân chống tràn, bảo vệ đê, hỗ trợ các hộ bị ngập sâu di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

Ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, cho biết: “Khi nước lũ lên, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Đông Sơn đã nhanh chóng phối hợp với Trung đoàn 64 triển khai lực lượng gia cố đê. Không quản ngại đêm tối, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 64 dầm mưa giúp địa phương khắc phục điểm tràn thành công. Cán bộ và nhân dân xã Đông Sơn rất cảm động trước sự nhiệt tình vì dân của cán bộ, chiến sĩ đơn vị".

Theo dự báo, lũ trên các tuyến sông còn tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhiều năm qua hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố không chịu tác động của lũ lớn, có thể xảy ra nguy cơ cao với sự an toàn của đê điều; vì vậy, các cơ quan, đơn vị không được chủ quan.

Trước đó, trong kết luận số 170-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở ngành, địa phương cần tập trung rà soát các công trình, dự án nhằm củng cố và bảo đảm tính an toàn của hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai. Trong đó, việc điều chỉnh tăng, giảm vốn, bảo đảm phù hợp với tiến độ giải ngân của dự án đến hết năm 2024 để tránh điều chỉnh kế hoạch của dự án nhiều lần.

Xem thêm
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng giữa Việt Nam - Mông Cổ

Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Enkhbayar Jadamba khẳng định trong buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Lũ chính vụ năm 2024 có thể đã đạt đỉnh cuối tháng 9, đầu tháng 10

Dự báo đỉnh lũ chính vụ năm 2024 đầu nguồn sông Cửu Long đã xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và dao động ở mức xấp xỉ báo động 1.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Cha con 'người hùng không biết chữ' cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Dù không biết chữ, cha con anh Nguyễn Văn Hai vẫn mày mò tự chế thiết bị lặn để cứu trạm bơm Cống Bún khỏi sự cố rò rỉ trước thời điểm mưa lũ.