| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh lưu giữ đạo sắc phong Hán Nôm quý hiếm thời Lê

Thứ Tư 23/05/2018 , 07:20 (GMT+7)

Ngày 22/5, bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, quá trình điều tra, thu thập các hiện vật cổ, đơn vị ghi nhận tại nhà thờ họ Phan Văn, thuộc thôn Trẫm Bàng, xã Đức Lập, huyện Đức Thọ đang lưu giữ một đạo sắc phong bằng văn tự Hán Nôm cổ quý hiếm thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1784).


Đạo sắc phong quý hiếm được phát hiện tại nhà thờ họ Phan Văn, thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Đạo sắc phong này còn nguyên vẹn, có chiều dài 2,10m; rộng 0,50m, được viết bằng chữ Hán cổ trên giấy gió dày với nét chữ màu đen đậm, rõ và sắc nét, giấy màu vàng đậm, mặt trước trang trí họa tiết hoa văn hình rồng, chữ triện, chấm tròn màu trắng, xung quanh được viền bằng các họa tiết hình vạch kẻ song song liền nhau.

Mặt trước sắc ghi niên hiệu vua ban có dấu triện đỏ hình vuông. Phần còn lại ghi nội dung sắc phong bao gồm: Tên, chức vụ, công lao và địa danh của người được ban sắc. Mặt sau trang trí các họa tiết hoa văn hình rồng, phượng được điểm xuyến các hình mây cách điệu…

Qua tìm hiểu bước đầu, nội dung phong sắc cho một danh tướng Phan Hằng, người ở xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), chỉ huy đội thủy binh trong lực lượng ưu binh bảo vệ phủ chúa, lập được công trạng nên được phong làm Thiên hộ phấn lực tướng quân dưới triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).

Sắc đề ngày 26/02/1784, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 14. “Việc phát hiện đạo sắc phong trên giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về sự khác biệt giữa các họa tiết hoa văn trang trí trên các đạo sắc phong cổ và sự thay đổi các địa danh hành chính làng xã, tỉnh, huyện… trên địa bàn Hà Tĩnh qua các triều đại phong kiến”, một cán bộ bảo tàng Hà Tĩnh nói.

Sắc phong hay sách phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền trong tín ngưỡng làng xã của người Việt. Văn kiện sắc phong thường làm bằng loại vải hay giấy đặc biệt.

Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về tên, tuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công trạng và xếp hạng (nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng tôn thần), biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó. Giới khoa học coi sắc phong là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu tín ngưỡng dân gian. Tài liệu này cũng cho biết thêm những thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và đơn vị hành chính mang niên đại cụ thể.

Xem thêm
Sức sống làng chài sau một cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Sức sống làng chài khi một trận bão biển kinh hoàng, được đạo diễn Phương Điền mô tả thuyết phục qua bộ phim 'Mẹ biển' dài 45 tập, phát sóng trên sóng VTV1.

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật dịp 30/4

Liên hoan Diều nghệ thuật tại Bà Rịa - Vũng Tàu dịp 30/4-1/5 sẽ mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, quảng bá văn hóa và thu hút du khách.

Khai mạc triển lãm ảnh 'Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng'

Sáng 17/3, Vùng 4 Hải quân khai mạc triển lãm ảnh nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Bình luận mới nhất