| Hotline: 0983.970.780

Hái tiền tỷ nhờ “lộc nhung”

Thứ Ba 15/02/2022 , 08:00 (GMT+7)

Hà Tĩnh Mỗi năm huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thu bình quân trên dưới 250 tỷ đồng từ nghề nuôi hươu sao. Riêng “lộc nhung” chiếm đến gần 170 tỷ đồng.

Nếu người dân vùng biển đón năm mới bằng những chuyến ra khơi đầy ắp tôm, cá thì người dân vùng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hái lộc đầu xuân bằng những cặp nhung hươu đều tăm tắp.

Nếu người dân vùng biển đón năm mới bằng những chuyến ra khơi đầy ắp tôm, cá thì người dân vùng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hái lộc đầu xuân bằng những cặp nhung hươu đều tăm tắp.

Theo thống kê đến cuối năm 2021, tổng đàn hươu của Hương Sơn xấp xỉ 28.000 con; sản lượng nhung đạt hơn 15,6 tấn. Dự tính năm 2022 tổng đàn tăng lên hơn 19.000 con; trong đó, 40% cho 'lộc'; sản lượng nhung ước đạt trên 16 tấn.

Theo thống kê đến cuối năm 2021, tổng đàn hươu của Hương Sơn xấp xỉ 28.000 con; sản lượng nhung đạt hơn 15,6 tấn. Dự tính năm 2022 tổng đàn tăng lên hơn 19.000 con; trong đó, 40% cho “lộc”; sản lượng nhung ước đạt trên 16 tấn.

Với giá bán hiện tại từ 1,1 đến 1,2 triệu đồng/lượng, doanh thu từ sản phẩm nhung của người dân đạt gần 170 tỷ đồng.

Với giá bán hiện tại từ 1,1 đến 1,2 triệu đồng/lượng, doanh thu từ sản phẩm nhung của người dân đạt gần 170 tỷ đồng.

Ngoài nguồn thu từ nhung, người dân Hương Sơn còn kinh doanh hươu giống, cao xương hươu, da hươu… Doanh thu từ các sản phẩm này ước đạt trên dưới 80 tỷ đồng. Trong ảnh, ông Võ Kim Cự cùng lãnh đạo huyện Hương Sơn tham quan một cơ sở chăn nuôi, cung cấp hươu giống trên địa bàn.

Ngoài nguồn thu từ nhung, người dân Hương Sơn còn kinh doanh hươu giống, cao xương hươu, da hươu… Doanh thu từ các sản phẩm này ước đạt trên dưới 80 tỷ đồng. Trong ảnh, ông Võ Kim Cự cùng lãnh đạo huyện Hương Sơn tham quan một cơ sở chăn nuôi, cung cấp hươu giống trên địa bàn.

Thời điểm này, người dân từ khắp mọi miền tổ quốc đổ xô về Hương Sơn 'săn lộc nhung'. Trước đây, nhung hươu chỉ dành cho giới thượng lưu, nhưng những năm gần đây đã trở thành sản phẩm thông dụng đối với mọi người dân, mọi lứa tuổi.

Thời điểm này, người dân từ khắp mọi miền tổ quốc đổ xô về Hương Sơn “săn lộc nhung”. Trước đây, nhung hươu chỉ dành cho giới thượng lưu, nhưng những năm gần đây đã trở thành sản phẩm thông dụng đối với mọi người dân, mọi lứa tuổi.

Mùa cắt lộc nhung hươu bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch. Nhung mỗi năm chỉ cắt được một lần, có những con khoẻ mạnh, sẽ ra thêm một lần cắt lộc trái. Thông thường hươu con sau khi sinh ra đến khi lên chóc (lứa đầu) là khoảng 8 tháng. Sau khi cắt lứa đầu tiên, khoảng hơn 5 tháng sau nhung hươu lên lại cặp mới nhưng nhỏ hơn.

Mùa cắt lộc nhung hươu bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch. Nhung mỗi năm chỉ cắt được một lần, có những con khoẻ mạnh, sẽ ra thêm một lần cắt lộc trái. Thông thường hươu con sau khi sinh ra đến khi lên chóc (lứa đầu) là khoảng 8 tháng. Sau khi cắt lứa đầu tiên, khoảng hơn 5 tháng sau nhung hươu lên lại cặp mới nhưng nhỏ hơn.

Mỗi lần cắt nhung phải có ít nhất 4 – 6 người giữ hươu để đảm bảo an toàn cho hươu và nhung.

Mỗi lần cắt nhung phải có ít nhất 4 – 6 người giữ hươu để đảm bảo an toàn cho hươu và nhung.

Việc cắt nhung cần đúng ngày tuổi, để nhung không quá già hoặc không quá non sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhung cũng như bảo đảm sức khỏe cho hươu nhằm tái lộc đúng vụ năm sau.

Việc cắt nhung cần đúng ngày tuổi, để nhung không quá già hoặc không quá non sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhung cũng như bảo đảm sức khỏe cho hươu nhằm tái lộc đúng vụ năm sau.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để nuôi một con hươu cần từ 30 – 40 m3 đất trồng cỏ; ngoài ra người dân tận dụng thêm thức ăn tự nhiên như lá mít, lá sung, vải, cây chuối, quả chuối, sắn…

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để nuôi một con hươu cần từ 30 – 40 m3 đất trồng cỏ; ngoài ra người dân tận dụng thêm thức ăn tự nhiên như lá mít, lá sung, vải, cây chuối, quả chuối, sắn…

Mỗi con hươu khi ra lộc nhung người dân bổ sung ăn thêm ngô, sắn, nếp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Mỗi con hươu khi ra lộc nhung người dân bổ sung ăn thêm ngô, sắn, nếp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Lộc nhung hươu chính là sừng non của con hươu đực. Thông thường vào mùa hè sừng hươu sẽ rụng đi, đến mùa xuân năm sau sẽ mọc sừng mới trở lại. Lộc nhung bên ngoài phủ đầy lông, bên trong chứa nhiều mạch máu. 

Lộc nhung hươu chính là sừng non của con hươu đực. Thông thường vào mùa hè sừng hươu sẽ rụng đi, đến mùa xuân năm sau sẽ mọc sừng mới trở lại. Lộc nhung bên ngoài phủ đầy lông, bên trong chứa nhiều mạch máu. 

Trọng lượng nhung hươu tùy thuộc vào chất lượng con giống cũng như cách chăm sóc của người nuôi. Mỗi năm, một con hươu khỏe mạnh, nhung phát triển bình thường có thể cho sáu đến bảy lạng, con nhiều cho chừng 1 kg.

Trọng lượng nhung hươu tùy thuộc vào chất lượng con giống cũng như cách chăm sóc của người nuôi. Mỗi năm, một con hươu khỏe mạnh, nhung phát triển bình thường có thể cho sáu đến bảy lạng, con nhiều cho chừng 1 kg.

Ngoài nuôi hươu lấy 'lộc', người dân Hương Sơn còn cung cấp hàng nghìn con hươu giống mỗi năm cho người dân các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên như Đắc Lắc, Kon Tum, Phú Quốc... Hiện nay, giá hươu đực giống từ 15 - 20 triệu đồng/con, hươu cái từ 10 – 15 triệu đồng/con.

Ngoài nuôi hươu lấy “lộc”, người dân Hương Sơn còn cung cấp hàng nghìn con hươu giống mỗi năm cho người dân các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên như Đắc Lắc, Kon Tum, Phú Quốc... Hiện nay, giá hươu đực giống từ 15 - 20 triệu đồng/con, hươu cái từ 10 – 15 triệu đồng/con.

Ông Phan Xuân Đức, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho hay, để nâng cao chất lượng hươu giống và sản phẩm nhung, huyện đang phối hợp Sở KH-CN thực hiện dự án phát triển chỉ dẫn địa lý nhung hươu, bao gồm tuyên truyền thương mại hóa nhung hươu; thực hiện đề án tập tính sinh học của hươu, xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh.

Ông Phan Xuân Đức, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho hay, để nâng cao chất lượng hươu giống và sản phẩm nhung, huyện đang phối hợp Sở KH-CN thực hiện dự án phát triển chỉ dẫn địa lý nhung hươu, bao gồm tuyên truyền thương mại hóa nhung hươu; thực hiện đề án tập tính sinh học của hươu, xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Tổng thuật Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp sóng trực tiếp Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024.