| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phân bón kém chất lượng bị phạt

Thứ Tư 19/02/2020 , 10:00 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện rất nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón kém chất lượng. Nhiều sản phẩm phân bón chất lượng chỉ dưới 70% so với công bố.

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra và xử phạt số tiền lên tới hơn 22 triệu đồng đối với cửa hàng vật tư nông nghiệp Quý Thành tại huyện Định Quán.

Tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Quý Thành cơ quan kiểm tra phát hiện kinh doanh phân bón có chất lượng đạt dưới 70% so với hồ sơ công bố (phân bón Nguyên Ngọc S.A) do Công ty TNHH Nguyên Ngọc phân phối, sản xuất ngày 20/2/2019. 

Cơ quan chức năng kiểm tra tình hình kinh doanh phân bón. Ảnh: Đỗ Hưng.

Cơ quan chức năng kiểm tra tình hình kinh doanh phân bón. Ảnh: Đỗ Hưng.

Cũng với hành vi kinh doanh sản phẩm phân bón có chất lượng chỉ đạt dưới 70% và bị phạt số tiền 6,9 triệu đồng là Cửa hàng vật tư nông nghiệp Thu Hiền tại huyện Định Quán. Tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Thu Hiền, lực lượng chức năng phát hiện Phân bón cao cấp FACOTH siêu đậu trái xoài do Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Định phân phối, sản xuất ngày 19/3/2018. Đáng nói, dù quảng cáo khá "kêu" phân bón "cao cấp" nhưng chất lượng sản phẩm Phân bón cao cấp FACOTH chỉ đạt dưới 70% so với hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm.

Tại huyện Trảng Bom, lực lượng chức năng cũng phát hiện tại Công ty Toàn Phát Lộc đang kinh doanh Phân bón lá TOBA LT do Công ty TNHH SX-TM Tô Ba sản xuất ngày 27/2/2019 có chất lượng dưới 70% so với hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm. Với hành vi kinh doanh phân bón kém chất lượng (có dấu hiệu là hàng giả) thì Công ty Toàn Phát Lộc bị xử phạt 6,4 triệu đồng.

Phân bón lá TOBA do Cty Toàn Phát Lộc (Trảng Bom) kinh doanh.

Phân bón lá TOBA do Cty Toàn Phát Lộc (Trảng Bom) kinh doanh.

Tại huyện Cẩm Mỹ, cơ quan chức năng phát hiện tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Phạm Ngọc Nhuận đang kinh doanh Phân bón cao cấp Faco -K do Công ty BenFaco Việt Nam co, LTD sản xuất ngày 21/2/2018 có chất lượng chỉ dưới 70% so với hồ sơ công bố. Với hành vi kinh doanh "phân bón cao cấp" nhưng kém chất lượng của Cửa hàng vật tư nông nghiệp Phạm Ngọc Nhuận, cơ quan chức năng đã xử phạt 1,65 triệu đồng.  

Tại huyện Thống Nhất, cơ quan chức năng cũng phạt Cửa hàng vật tư nông nghiệp Trịnh Thị Kim Huyên 15 triệu đồng về hành vi kinh doanh Phân bón sinh học NPK 16-16-8-3S+TE do Công ty TNHH SX-TM xuất nhập khẩu Lang sản xuất ngày 24/8/2018 có chất lượng không đạt (kém chất lượng) so với hồ sơ công bố sản phẩm.

Phân bón sinh học NPK 16-16-8-3S+TE do Công ty TNHH SX-TM xuất nhập khẩu Lang sản xuất.

Phân bón sinh học NPK 16-16-8-3S+TE do Công ty TNHH SX-TM xuất nhập khẩu Lang sản xuất.

Cũng bị phạt 15 triệu đồng là Cửa hàng vật tư nông nghiệp Nguyễn Thái Dương ở huyện Vĩnh Cửu vì kinh doanh phân bón kém chất lượng. Cụ thể tại cửa hàng này, cơ quan chức năng phát hiện kinh doanh sản phẩm Phân bón phức hợp NPK 16-16-8-13S+TE do Công ty TNHH Hoá chất và Phân bón Đại Việt sản xuất ngày 18/09/2018 có chất lượng không đạt so với hồ sơ công bố.

Đặc biệt, cơ quan chức năng cũng phát hiện tại Cửa hàng VTNN Khẩn ở huyện Trảng Bom đang kinh doanh phân bón chưa được phép lưu hành, phân bón ghi thành phần không đúng sự thật công bố đó là Phân bón hữu cơ vi sinh Hoàng Lan do Công ty TNHH Hoàng Lan sản xuất ngày 16/2/2019. Với hành vi sai phạm trên, Cửa hàng vật tư nông nghiệp Khẩn bị xử phạt 9 triệu đồng.  

Còn tại TP. Long Khánh, lực lượng chức năng đã phạt Cửa hàng vật tư nông nghiệp Ánh Dung 15,75 triệu đồng về hành vi kinh doanh "phân bón cao cấp" nhưng... "chất lượng không đạt" và kinh doanh hàng hoá chưa có giấy phép lưu hành.

Cụ thể, 2 sản phẩm của 2 công ty phân bón mà cửa hàng Ánh Dung kinh doanh gồm: 1- Phân bón cao cấp Tùng Humic do Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Ngọc Tùng sản xuất ngày 12/01/2018; 2 - Phân bón Umat Magne Sium Sulphat do Công ty TNHH MTV Phân bón Phú Định sản xuất ngày 3/1/2019. Cả hai sản phẩm phân bón trên đều có chất lượng không đạt (kém chất lượng) so với hồ sơ công bố. 

Phân bón lá HPC - 97 HXN do Công ty TNHH Sinh học HPH sản xuất.

Phân bón lá HPC - 97 HXN do Công ty TNHH Sinh học HPH sản xuất.

Tại Trảng Bom Đồng Nai, cơ quan chức năng cũng phát hiện Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tuấn có hành vi kinh doanh phân bón có chất lượng dưới 70% so với hồ sơ công bố đó là sản phẩm Phân bón NPK đa trung vi lượng - Châu Âu Solinure 12-5-36+2MgO + TE do Công ty TNHH Nông Thành nhập khẩu, ngày sản xuất 20/6/2017. Với hành vi kinh doanh "phân bón Châu Âu" nhưng kém chất lượng, thậm chí có dấu hiệu hàng giả, Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tuấn bị phạt 5,8 triệu đồng.

Cửa hàng vật tư nông nghiệp Châu ở huyện Tân Phú cũng bị phạt 2,13 triệu đồng về hành vi kinh doanh phân bón  chất lượng. Cơ quan chức năng cũng phát hiện tại đây đang kinh doanh Phân bón lá HPC - 97 HXN do Công ty TNHH Sinh học HPH sản xuất ngày 17/3/2019 có chất lượng dưới 70% (dấu hiệu của hàng giả) so với hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm. 

Cơ quan chức năng phát hiện nhiều sản phẩm phân bón có hành vi gian dối nông dân cụ thể: Phân trung lượng Super Tân Nông Nhật Bản sản xuất ngày 1//4/2019 trên bao bì ghi chỉ tiêu SiO2 là 6% trong khi hồ sơ công bố TCCS (tiêu chuẩn cơ sở) chỉ 0,15%. Công ty Nhật Bản ở huyện Vĩnh Cửu bị phạt 600.0000đ về hành vi kinh doanh sản phẩm Phân trung lượng Super Tân Nông Nhật Bản.

Tương tự, Phân bón NPK LP 99 của Công ty TNHH SX-TM Long Phú sản xuất ngày 15/8/2018 trên bao bì sản phẩm ghi chỉ tiêu Nts: 0,001%, P2O5: 9% nhưng trong hồ sơ TCCS thì Nts, P2O5: 8%.

Theo điểm b, khoản 8, điều 3 Nghị định 185/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định rõ “Hàng giả” gồm: Hàng hoá có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính cơ bản kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký; công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá.

Được biết, ngoài xử lý các cửa hàng vật tư nông nghiệp sai phạm, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết đã báo cáo Thanh tra Bộ NN-PTNT những doanh nghiệp sai phạm về chất lượng sản phẩm (sản phẩm có chất lượng dưới 70%).

NNVN sẽ tiếp tục thông tin.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm