| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn công nhân may tiếp tục đình công đòi quyền lợi

Thứ Năm 07/09/2017 , 14:23 (GMT+7)

Sáng 7/9, đoàn công tác của LĐ Lao động tỉnh Thanh Hoá đã làm việc với Cty TNHH S&H Vina Thạch Thành nhằm giải quyết đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của hàng ngàn công nhân.

11-33-39_2
Bức xúc trước những cách làm vô lý của Cty S&H Vina, hàng ngàn công nhân đã tụ tập đình công ngay tại trụ sở suốt 2 ngày qua

Cho rằng quyền lợi không được đảm bảo, sáng 7/9 công nhân tại Cty S&H Vina Thạch Thành (trụ sở đóng tại xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành) tiếp tục đình công. Trước đó, vào khoảng 11h trưa ngày 6/9, sau giờ làm việc một số công nhân dây chuyền 1 có lấy vải phế phẩm trải xuống sàn để làm chỗ nghỉ.

Thấy thế, BQL công nhân yêu cầu “không được dùng vải để nằm, nếu nghỉ hay chợp mắt buổi trưa thì nằm ra sàn của kho xưởng”. Quá bức xúc trước việc làm nói trên, toàn bộ công nhân dây chuyền 1 lập tức ngừng việc đòi quyền lợi.

Ngay sau đó, một nhóm công nhân lục đục kéo đến ngay cửa văn phòng của công ty, yêu cầu gặp đại diện lãnh đạo để làm rõ trắng đen. Theo phản ứng dây chuyền, hàng ngàn công nhân khác cũng bỏ việc nhằm đòi quyền lợi cho mình.

Được biết sự việc nói trên chỉ là giọt nước tràn ly, điều này được thể hiện bằng việc họ viết đơn kiến nghị tập thể phản ánh hàng loạt vấn đề khúc mặc, đồng thời đưa ra 14 nội dung yêu cầu lãnh đạo công ty phải thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Một công nhân tại nhà máy bày tỏ quan điểm: “Công ty áp dụng nhiều quy định vô lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chúng tôi. Ngày nghỉ phép họ vẫn yêu cầu đi làm, trong khi lương vẫn như ngày thường. Công ty cũng không tăng lương 6 tháng 1 lần theo đúng như hợp đồng đã ký. Chưa kể những lúc ốm đau, bệnh tật hay trường hợp nhà có người chết cũng phải báo trước mấy ngày”.

Từ những vấn đề trên, các công nhân kiến nghị phía Cty S&H Vina phải tăng lương cơ bản phù hợp mức sống hiện tại; khi công nhân nghỉ việc do ốm đau hay có việc quan trọng đột xuất thì không được trừ tiền chuyên cần; không ép sản lượng quá mức cho công nhân; phải có chế độ thai sản đầy đủ; chế độ ăn uống hiện tai chưa phù hợp, chưa đủ chất dinh dưỡng, chưa đảm bảo VSATTP nên cần phải điều chỉnh; chỉ phạt biên bản công nhân sau khi nhắc nhở quá 2 lần và không được trừ tiền chuyên cần sau 1 lần bị lập biên bản; chế độ trợ cấp nuôi con nhỏ 10.000đ/tháng hiện nay là quá thấp, cần phải nâng lên; tăng kinh phí hỗ trợ xăng xe, tăng phụ cấp thâm niên…  

11-33-39_1
Ảnh: Việt Khánh
11-33-39_3
Ảnh: Việt Khánh

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm