| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị toàn quốc chuyên sâu đầu tiên chế biến, phát triển thị trường nông sản

Thứ Tư 28/04/2021 , 09:19 (GMT+7)

Đây là Hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những động lực và then chốt của tái cơ cấu nông nghiệp nhằm phát triển thị trường nông sản.

Hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những động lực và dư địa then chốt của tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những động lực và dư địa then chốt của tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng nay 28/4, Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thành ủy Cần Thơ tổ chức "Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021".

Hội nghị này là hoạt động thiết thực của ngành nông nghiệp triển khai nhanh chóng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào cuộc sống và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tập trung vào giá trị gia tăng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị diễn ra tại TP Cần Thơ sáng 28/4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị diễn ra tại TP Cần Thơ sáng 28/4/2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới đan xen nhiều thách thức và cơ hội. Đặc biệt, trong sự biến đổi linh hoạt và nhanh chóng xu thế công nghệ chế biến của thế giới.

Vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam. Áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Ông Phạm Thái Bình (phải), Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An giới thiệu sản phẩm gạo sạch của doanh nghiệp trong khuôn khổ hội nghị này. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Thái Bình (phải), Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An giới thiệu sản phẩm gạo sạch của doanh nghiệp trong khuôn khổ hội nghị này. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ chia sẻ những xu hướng thị trường nông sản thế giới và các vấn đề đặt ra về sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn. Các vấn đề liên quan đến xây dựng, bảo hộ thương hiệu và hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, mở cửa thị trường nông sản để tạo tín hiệu dẫn dắt, xung lực mới nhằm hoàn thiện thể chế, tăng hiệu quả thực thi và sự liên kết trong thị trường.

Hội nghị trình bày những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị trình bày những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị diễn ra trong một ngày với các chuyên đề chuyên sâu như: Xu thế công nghệ chế biến của thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản. Hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học dữ liệu trong chế biến và phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp. Thúc đẩy tạo sản phẩm giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp từ phụ phẩm tôm. Kết nối công nghệ chế biến với thị trường nông sản. Xây dựng và bảo hộ tài sản trí tuệ cho nông sản Việt Nam. “Tôm đạo đức” - Từ ao nuôi đến bàn ăn…

Xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, sản lượng lúa ước đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn; khoai lang ước đạt 1,3 triệu tấn; rau, đậu 17,1 triệu tấn. Cây lâu năm: Sản lượng xoài đạt 788,4 nghìn tấn; thanh long đạt 1,1 triệu tấn; dứa đạt 674,0 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 3,6 triệu tấn, trong đó khai thác biển ước đạt 3.3 triệu tấn, khai thác nội địa ước đạt 209 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.4 triệu tấn.

(Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản)

Chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trên cả nước hiện nay có 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước mỗi năm có khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản.

Hệ thống phân phối nông sản nội địa hiện nay có tổng số 8.500 chợ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hệ thống phân phối nông sản nội địa hiện nay có tổng số 8.500 chợ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, hệ thống phân phối nông sản nội địa có tổng số 8.500 chợ. Trong đó, chợ hạng 1 (234 chợ = 2,8%); hạng 2 (907 chợ = 10,7%); hạng 3 (7.359 chợ = 86,5%); chợ đầu mối 94 chợ (1,1%). Đặc biệt, có 1.500 siêu thị, 240 Trung tâm thương mại, 15 Trung tâm hội chợ triển lãm. Ngoài ra, còn có các hình thức kinh doanh online, chợ điện tử.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.