| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo 'Hạnh phúc trong Giáo dục': Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục mới

Thứ Năm 21/11/2024 , 15:43 (GMT+7)

Hội thảo quốc tế 'Hạnh phúc trong Giáo dục' của EDI tạo cơ hội vun đắp thế hệ học sinh có năng lực học tập tốt và sống hạnh phúc.

Xây dựng môi trường học tập hạnh phúc: Mục tiêu hướng tới thế hệ học sinh hiện đại  

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, khi áp lực về thành tích, điểm số và cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc đã trở thành yêu cầu cấp thiết. 

Trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhiều hệ thống giáo dục vẫn đặt nặng kết quả học tập, đôi khi vô tình bỏ qua hoặc chưa chú trọng tới những nhu cầu cảm xúc và tinh thần của học sinh. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý và động lực học tập.

Các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý cảm xúc và làm việc nhóm, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc bền vững cho học sinh.

Các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý cảm xúc và làm việc nhóm, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc bền vững cho học sinh.

Theo PGS. Ngô Tuyết Mai (ĐH Flinders, Úc), nhiều trường học ở Việt Nam hiện nay chú trọng quá mức vào giáo dục trí tuệ, phát triển IQ và điểm số, trong khi chưa quan tâm đủ đến trí thông minh cảm xúc và các kỹ năng mềm cần thiết cho hạnh phúc bền vững của học sinh.

Để giải quyết những vấn đề trên, Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức sẽ mang đến một diễn đàn nhằm thay đổi cách tiếp cận giáo dục. 

Có thể nói, Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” là cơ hội để các nhà giáo dục, phụ huynh và cộng đồng cùng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hạnh phúc trong giáo dục, là bước đi thực tế để xây dựng một nền giáo dục bền vững và nhân văn, nơi học sinh không chỉ học giỏi mà còn sống hạnh phúc.

PGS. Ngô Tuyết Mai (ĐH Flinders, Úc).

PGS. Ngô Tuyết Mai (ĐH Flinders, Úc).

Hội thảo giáo dục quốc tế: Cầu nối sáng tạo và hạnh phúc trong giáo dục

Cụ thể, Hội thảo "Hạnh phúc trong Giáo dục" quy tụ gần 10 chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và thế giới. 

Nền tảng khoa học của hội thảo là mô hình SPIRE - Tiếp cận toàn diện về hạnh phúc do Tiến sĩ Tal Ben-Shahar của Đại học Harvard nghiên cứu và phát triển. Mô hình này tập trung vào năm yếu tố quan trọng: Sức khỏe tinh thần, thể chất, trí tuệ, cảm xúc và các mối quan hệ. Ví dụ, việc giúp học sinh khám phá ý nghĩa cuộc sống không chỉ giúp các em xác định mục tiêu rõ ràng mà còn tạo thêm động lực học tập. 

Tại Hội thảo, 9 bài tham luận chính (key notes) và 12 chuyên đề chuyên sâu (workshops) đều đề cập đến một hoặc nhiều khía cạnh trong mô hình SPIRE, giúp người tham dự có được những “chìa khóa” để thực hành thuận lợi trên hành trình giáo dục và nuôi dạy thế hệ tương lai.

Sức khỏe thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh, tạo nền tảng vững chắc cho cả trí tuệ và tinh thần.

Sức khỏe thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh, tạo nền tảng vững chắc cho cả trí tuệ và tinh thần.

Sức khỏe thể chất là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của học sinh, giúp hỗ trợ tinh thần và trí tuệ. Gia đình, trường học và cộng đồng cần khuyến khích lối sống lành mạnh để nâng cao khả năng học tập và sáng tạo. 

Đồng thời, sức khỏe trí tuệ yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo, phản biện và học chủ động, trong khi mối quan hệ tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong môi trường học tập, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thay đổi giao tiếp.

Mô hình SPIRE gồm 5 khía cạnh chính tinh thần, thể chất, trí tuệ, quan hệ và cảm xúc.

Mô hình SPIRE gồm 5 khía cạnh chính tinh thần, thể chất, trí tuệ, quan hệ và cảm xúc.

Sức khỏe cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển khả năng phục hồi và đối phó với thách thức. Dạy học sinh nhận thức và điều tiết cảm xúc không chỉ giúp xử lý căng thẳng mà còn xây dựng kỹ năng sống. 

Tuy nhiên, những kỹ năng này thường bị bỏ qua trong giáo dục truyền thống, khiến học sinh gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc và ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống

Hội thảo "Hạnh phúc trong Giáo dục" chính là cơ hội để khám phá các chủ đề sâu sắc về việc học tập suốt đời và xây dựng một cuộc sống an lành hơn cho mỗi học sinh, hướng tới sự phát triển vượt bậc về mặt tinh thần, trí tuệ và thể chất thông qua các bài phát biểu và chia sẻ từ những chuyên gia hàng đầu. 

Đặc biệt, với sự kết hợp của mô hình SPIRE từ Tiến sĩ Tal Ben-Shahar sẽ mang đến những bài học quý báu về cách áp dụng mô hình này vào thực tế nhằm cải thiện không khí học đường và xây dựng một nền văn hóa giáo dục tích cực, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện.

Không dừng lại ở việc truyền tải tri thức, nhà trường còn là "điểm chạm hạnh phúc" khi học sinh luôn tìm thấy niềm hứng khởi khi đến lớp. Sự kiện gửi tới thông điệp: “Một học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên một tương lai hạnh phúc”, kêu gọi sự chung tay từ gia đình và cộng đồng để tạo môi trường học tập yêu thương và an lành cho trẻ em.

Một tiết học hạnh phúc tại TH School.

Một tiết học hạnh phúc tại TH School.

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” diễn ra vào ngày 23-24/11/2024 tại TH School, số 4 Chùa Bộc, Hà Nội, là cơ hội để các nhà giáo dục, phụ huynh và học sinh khám phá phương pháp giáo dục đổi mới. Sự kiện sẽ tạo cơ hội xây dựng môi trường học tập sáng tạo, phát triển toàn diện học sinh. Đăng ký sớm để có cơ hội nhận suất tham gia miễn phí và đừng bỏ lỡ cơ hội này!

Link đăng ký dành cho phụ huynh: https://forms.gle/wgPXPdnsQvgaEbpA9

Link đăng ký dành cho giáo viên: https://forms.gle/zMaftfZmw8kNTP9c9 

Để có thêm thông tin chung về Hội thảo (lịch trình, nội dung), vui lòng truy cập: Tại đây  

Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tự hào sở hữu đội ngũ nhân lực là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và quốc tế, là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và triển khai các giải pháp giáo dục đổi mới, sáng tạo và hiệu quả.

Trong gần 10 năm qua, Viện EDI đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực trong ngành giáo dục - bằng những chương trình đào tạo, hội thảo và hội nghị chuyên ngành chuyên sâu, chia sẻ kiến thức và cập nhật các xu hướng giáo dục tiên tiến. Những khóa huấn luyện chuyên sâu mà Viện tổ chức đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực giảng dạy và quản lý cho giáo viên, góp phần xây dựng một cộng đồng giáo dục vững mạnh và năng động tại Việt Nam và trong khu vực.

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hà Nội sắp khởi công hai cầu vượt sông Hồng số vốn 30.000 tỷ đồng

Hai cầu Tứ Liên và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng sẽ khởi công năm 2025, tổng đầu tư 30.000 tỷ đồng.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.