| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30 dự án giúp huyện nghèo Ngân Sơn bứt tốc

Thứ Bảy 02/12/2023 , 10:44 (GMT+7)

Hai năm gần đây, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) được ngân sách nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất.

Trước đây, con đường độc đạo đi thôn Nà Slánh (xã Thượng Quan) nhỏ hẹp, nhiều dốc cao, những ngày trời mưa đi lại rất khó khăn. Giao thông khó khăn cũng chính là rào cản lớn trong việc phát triển kinh tế của người dân.

Tuyến đường đi thôn Nà Slánh (xã Thượng Quan) được đầu tư mới tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tuyến đường đi thôn Nà Slánh (xã Thượng Quan) được đầu tư mới tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Tú. 

Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, một tuyến đường bê tông đã được xây dựng. Từ nay, việc mua bán nông lâm sản của người dân dễ dàng hơn nhiều, nhiều hộ mua sắm máy móc sản xuất nông nghiệp, đầu tư trồng rừng, kinh tế nhờ đó ngày càng phát triển.

Anh Bàn Tiến Hân (xã Thượng Quan) cho biết, từ ngày có đường mới bà con rất phấn khởi, đi lại giao thương dễ dàng. Dọc con đường, nhiều ngôi nhà mới đã mọc lên, đời sống nhân dân bớt vất vả hơn trước.

Ngân Sơn là huyện nghèo, nhiều thôn bản vùng cao, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, công nghiệp chưa phát triển. Năm 2021, theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 51%, hộ cận nghèo gần 12,3%.

Trong những năm qua, huyện Ngân Sơn được đầu tư nhiều nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Trong đó, nguồn lực lớn nhất từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Riêng chương trình này, từ năm 2022 đến nay, huyện Ngân Sơn được phân bổ hơn 140 tỷ đồng, trong đó có gần 136 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương, hơn 4 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.  Trong số hơn 140 tỷ đồng, có hơn 110 tỷ đồng dùng để đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.

Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, năm 2022 huyện Ngân Sơn đã đầu tư 14 dự án, năm 2023 tiếp tục thực hiện 20 dự án. Đây đều là những dự án hạ tầng thiết yếu như đường giao thông nông thôn, thủy lợi…

Huyện Ngân Sơn chú trọng hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp giúp người dân cải thiện thu nhập. Ảnh: Ngọc Tú. 

Huyện Ngân Sơn chú trọng hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp giúp người dân cải thiện thu nhập. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ngoài vốn đầu tư hạ tầng, trong 2 năm qua, huyện Ngân Sơn cũng được phân bổ gần 7,3 tỷ đồng để hỗ trợ người dân đa dạng sinh kế, phát triển các mô hình kinh tế. Nguồn kinh phí này huyện Ngân Sơn đã hỗ trợ thực hiện 24 dự án phát triển sản xuất ở cộng đồng dân cư. Những mô hình trồng cây lê, cây hạt dẻ, cây đào, chăn nuôi lợn bản địa đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngoài ra, huyện cũng đang triển khai 7 dự án phát triển sản xuất nông nghiệp với nguồn vốn hỗ trợ hơn 3,7 tỷ đồng.

Bên cạnh nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện Ngân Sơn cũng thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo khác để người nghèo có thêm sinh kế. Đáng kể như chính sách hỗ trợ ưu đãi vay vốn, hỗ trợ sản xuất, trồng rừng, chính sách khuyến nông, khuyến lâm.

Huyện Ngân Sơn cũng quan tâm hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo chi phí học nghề, vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Trong chiến lược giảm nghèo, huyện Ngân Sơn xác định, các chương trình hỗ trợ cần giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với nguồn lực đầu tư cùng quyết tâm mạnh mẽ, công tác giảm nghèo ở Ngân Sơn đã đạt kết quả bước đầu.

Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ hơn 47,5%, giảm 3,76% so với năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 22,7 triệu đồng/người/năm. Riêng năm 2023, qua rà soát sơ bộ, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 44,2%, giảm hơn 3,3% so với năm trước.

Sau khi được hỗ trợ, một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Ngân Sơn phát huy hiệu quả. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sau khi được hỗ trợ, một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Ngân Sơn phát huy hiệu quả. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn cho biết, kinh tế, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân.

“Huyện tranh thủ nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia phát huy nội lực, xây dựng các dự án phát triển cây trồng có thế mạnh như cây hạt dẻ, đào, lê, Khẩu Nua Lếch, nho Hạ Đen, nấm hương. Về chăn nuôi tập trung hỗ trợ phát triển lợn đen bản địa, chăn nuôi ngựa bạch... Để tăng giá trị sản phẩm, huyện khuyến khích người dân, các hợp tác xã chế biến sâu, đầu tư bao bì, tem nhãn để các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Huyện cũng chú ý phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, tổ chức các ngày hội như Lễ hội cốm Khẩu Nua Lếch, Lễ hội Hoa đào, du lịch hồ Bản Chang… gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp góp phần gia tăng giá trị tạo thu nhập cho người dân”, ông Thịnh cho biết thêm.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...