| Hotline: 0983.970.780

Hơn 600 doanh nghiệp tại Lào Cai 'chây ỳ' quỹ phòng chống thiên tai

Chủ Nhật 26/05/2019 , 17:10 (GMT+7)

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đăng tải công khai danh sách 614 doanh nghiệp chưa nộp quỹ phòng chống thiên tai năm 2018. Thậm chí, nhiều đơn vị nợ đọng từ năm 2016, 2017.

Đứng đầu trong danh sách “chây ỳ” việc đóng quỹ là Cty CP hoá chất Đức Giang Lào Cai với tổng số tiền hơn 457 triệu đồng. Trong đó, bao gồm gần 130 triệu đồng bị truy thu vì nợ đọng trong các năm 2016 và 2017.

Cty CP hoá chất Đức Giang Lào Cai nợ quỹ phòng chống thiên tai 457 triệu đồng. Ảnh: DGC.

Hai đơn vị nợ quỹ nhiều thứ 2 bị tỉnh Lào Cai bêu tên là Cty CP thuỷ điện Mường Hum và Cty CP thuỷ điện Sử Pán 2, mỗi doanh nghiệp là 309 triệu đồng.

Điều đáng nói, trong số các doanh nghiệp nợ quỹ phòng chống thiên tai, chiếm một lượng lớn là đơn vị chủ sở hữu các thuỷ điện được coi hái ra tiền ở Lào Cai. Ngoài 2 thuỷ điện nêu trên, một loạt các nhà máy đang nợ tiền như thuỷ điện Vĩnh Hà (227,8 triệu đồng), thuỷ điện Nậm Khoá 3 (238 triệu đồng), thuỷ điện Bắc Nà (238 triệu đồng), thuỷ điện Cốc Đàm (220 triệu đồng)…

Nhiều doanh nghiệp vẫn ăn nên, làm ra không hiểu sao vẫn chây ỳ việc đóng quỹ. Ảnh: DGC.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả như Cty CP đầu tư Indochina (khách sạn Mường Hoa) cũng nợ nhiều năm với số tiền 124 triệu đồng, Cty TNHH MTV Bitis Lào Cai nợ 112 triệu đồng, Cty TNHH vận tải Hà Sơn – Hải Vân nợ trên 54 triệu đồng, Cty xây dựng tổng hợp Minh Đức – chủ đầu tư một nhiều dự án lớn tại Lào Cai cũng nợ số tiền 45 triệu đồng.

Đơn vị nợ ít nhất với số tiền 700 nghìn đồng – Cty CP tư vấn và xây dựng Cường Thịnh cũng được nêu trong danh sách này.

Cuối năm 2018, Cục thuế tỉnh Lào Cai cũng công khai danh sách 174 doanh nghiệp nợ tiền thuế quá hạn. Trong đó chủ yếu là những doanh nghiệp liên quan tới xây dựng, thương mại và thuỷ điện. Đứng đầu là Cty CP Điện Vietracimex Lào Cai, nợ 40,1 tỷ đồng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm