Cấu tạo, đặc tính đất trồng Tây Nguyên
Theo nghiên cứu của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đất canh tác ở Tây Nguyên chủ yếu là các loại đỏ bazan, xám, nâu đỏ có đặc điểm tầng canh tác dày, cấu tượng đất đoàn lạp bền vững, độ tơi xốp cao (60 - 65%) dung trọng thấp (0,8 - 1,0), thoát nước nhanh, giữ ẩm khá, nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất thường không cao.
Đặc biệt, phần lớn các chất dinh dưỡng lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic,… rất nghèo và thiếu, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như bo, kẽm thiếu trầm trọng.
Theo nghiên cứu của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đất canh tác ở Tây Nguyên chủ yếu là các loại đỏ bazan, xám, nâu đỏ có đặc điểm tầng canh tác dày, cấu tượng đoàn lạp thể bền vững, độ tơi xốp cao (60 - 65%) dung trọng thấp (0,8 - 1,0), thoát nước nhanh, giữ ẩm khá.
Song hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất thường không cao, đặc biệt phần lớn các chất dinh dưỡng lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic,… Rất cần thiết cho cây cà phê để tạo ra chất lượng cao lại rất thiếu.
Hầu hết các loại đất ở Tây Nguyên đều có chua (pH <4,5) do quá trình rửa trôi mạnh và nhiều năm sử dụng các loại phân hoá học có gốc chua thời gian dài làm mất đi các cation kiềm và kiềm thổ cùng các chất trung, vi lượng.
Đối với cà phê vối, dinh dưỡng lấy đi theo quả trung bình 1 tấn là 34,2 kg N + 6,1 kg P2O5 + 46,9 kg K2O + 4,1 kg MgO + 4,3 kg CaO. Ngoài ra, cà phê còn lấy đi từ đất một lượng không nhỏ các nguyên tố vi lượng không thể thiếu như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)…
Mỗi chất dinh dưỡng có vai trò riêng đối với cây trồng
Đạm cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh ngay cả trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp.
Lân là yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số hoa và số quả. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp.
Thời tiết nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng hơn và việc bón các loại phân có lân trong mùa khô là rất cần thiết.
Kali là yếu tố giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận; đặc biệt giúp dòng nhựa nguyên, nhựa luyện trong cây được vận chuyển tốt hơn, nhất là trong mùa khô. Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp những thời tiết bất thuận.. Thiếu kali cũng là nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng giảm.
Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi rất cần thiết cho cà phê trong mùa khô, giúp nở hoa tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Thiếu lưu huỳnh, lá non mỏng, giòn, chuyển màu vàng. Thiếu magiê, canxi cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả, năng suất thấp.
Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypden và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô.
Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng đều thấp.
Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây cà phê: Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy VĐ có: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn,Cu,Zn, Bo, Mo…. Lân Văn Điển có tỷ lệ can xi và các dinh dưỡng trung lượng: Mg, Si… khá cao nên có tác dụng khử chua, nâng dần độ pH của đất phù hợp với cây cà phê.
Là loại phân không tan trong nước, chỉ tan trong dung dịch a xít yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Ngoài ra Lân Văn Điển còn bổ sung các chất trung và vi lượng, các chất rất cần thiết cho cây cà phê mà đất đang thiếu hụt.
Các loại phân bón đa yếu tố NPK văn Điển được cân đối các dưỡng chất NPK theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển cây trồng, ngoài ra còn có các chất trung lượng như Ca, Mg, Si..., vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co..mà các loại phân bón khác không có. Đây là loại phân bon rất tốt cho cây ăn quả, cây công nghiệp… đặc biệt với cây cà phê vùng đất đỏ Tây Nguyên …
Năm nay năng suất cà phê rất cao, bà con vừa được mùa lại vừa được giá nên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Cây cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ bị mất đi phần lớn dinh dưỡng, làm cây suy kiệt. Vì thế việc bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau rất quan trọng.
Ngay sau khi thu hoạch xong, chủ vườn cần chọn vào ngày nắng ráo, cắt cành già, dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất, cành vượt, dọn sạch xung quanh bồn hoặc quanh hình chiếu tán lá; đào rãnh rộng 20 - 25cm, sâu 15- 20cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh từ 15 - 20kg/gốc, kết hợp với 2,0 - 3.0kg phân lân Văn Điển + 0,5 - 0,8kg phân đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng đa- trung- vi lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê giai đoạn sau thu quả.
Trộn, đảo đều các loại phân trên vào rãnh sau đó tưới nước cho phân ngấm vào đất giúp cho rễ cây tiếp xúc nhanh. Nếu vườn cây có độ tuổi trên 20 năm, hoặc độ màu mỡ đất kém thì bón tăng lượng phân lân từ 10 - 20% giúp cây ra nhanh rễ tơ hơn.
Đối với những vườn và phê được bón lân nung chảy Văn Điển đợt cuối mùa mưa thì đợt bón phân sau thu hoạch không cần bón lân nữa hoặc giảm lượng phân Lân nung chảy nhưng vẫn bón đủ các loại phân đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc 10.10.5 và phân hữu cơ.
Phân lân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học mà là phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên, cùng với phân đa yếu tố NPK Văn Điển đồng thời cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho thâm canh cây cà phê.
Đồng bộ các loại dinh dưỡng trong phân bón Văn Điển giúp phục hồi đất và cây sau thu quả, khử chua đất vùng rễ, phục vụ canh tác bền vững, tạo thông thoáng không khí cho rễ tơ hoạt động hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả nhất, giúp cho cây cà phê hồi phục nhanh, phát triển bộ rễ tơ mới nhanh khỏe, xúc tiến phân hóa mầm hoa, cấu tạo hoa, đồng thời xúc tác cây trổ hoa đều, và còn giúp cây tạo mùi thơm khi hoa nở quyến rũ côn trùng (bướm), thụ phấn đậu trái cao. giúp mùa sau bội thu.