| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật chăm bón cây trồng vụ đông Đồng bằng Bắc Bộ sau mưa bão

Thứ Năm 17/10/2024 , 06:13 (GMT+7)

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là lựa chọn tối ưu để bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ nâng cao năng suất cây trồng vụ đông.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là lựa chọn ưu việt để bà con nông dân Đông bằng Bắc Bộ canh tác vụ đông năm 2024, khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3.

Nhiệm vụ sản xuất vụ đông được đặt ra rất cấp thiết

Sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), lượng mưa đổ xuống miền Bắc quá lớn và dồn dập, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở miền núi, ngập úng nhiều ngày vùng đồng bằng, tổn thất rất lớn cho nhà nông. Không chỉ cây ăn quả, rau màu cũng bị thiệt hại, nhiều nơi mất trắng, lúa mùa bị thất thu. Để lấy lại cân bằng và ổn định đời sống xã hội, nhiệm vụ sản xuất vụ đông được đặt ra rất cấp thiết.

Năm nay, không khí lạnh về  trước tiết Hàn lộ khá sớm, mưa kết thúc muộn do ảnh hưởng sau bão nên sản xuất cây màu ưa ấm như ngô, khoai lang, dưa, bí, đỗ đậu… không thể phát triển mạnh. Xem ra sản xuất khoai tây, các loại rau màu ưa lạnh có chiều hướng thuận lợi hơn.

Đất sản xuất vụ đông chủ yếu là đất lúa sau thu hoạch vụ mùa nên đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất giảm sút nghiêm trọng (do lúa mùa đã sử dụng và để lại một lượng hữu cơ tươi gồm gốc, rễ lúa khi phân hủy sản sinh nhiều chất độc, chất chua, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ đông). Mặt khác, lượng phân hữu cơ bón ruộng ngày càng giảm sút do đốt rơm rạ, chăn nuôi tập trung, nhiều nơi nông dân trồng chay phân chuồng.

Kết quả thực tiễn canh tác vụ đông ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ trong nhiều năm qua cho thấy, để có năng suất chất lượng cao cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như giống, thời vụ, phân bón, tưới nước...

Song, biện pháp sử dụng phân bón hợp lý có tính chất quyết định. Kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất nhiều năm qua cho thấy, để đạt năng suất cao, chất lượng tốt cây vụ đông cần đảm bảo đầy đủ và cân đối đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng trung lượng: Vôi (CaO), Magie (MgO), Silic (SiO), Lưu huỳnh (S)….và các chất vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Đồng (Cu); Coban (Co)…là những chất tham gia tổng hợp các loại vitamin, các hợp chất khoáng trong rau,củ, quả…   

Hầu hết, các loại cây trồng vụ đông nếu bón thừa đạm cây mềm yếu, lá mỏng, tích nước, hạn chế quang hợp, dễ nhiễm sâu bệnh gây hại, giảm năng suất và chất lượng. Các yếu tố dinh dưỡng lân, kali nếu thiếu cây trồng còi cọc, thân lá phát triển không cân đối, bộ rễ ngắn, hấp thụ dinh dưỡng kém, năng suất chất lượng không ổn định.

Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như Canxi (vôi), Magie, Silic, lưu huỳnh là những chất thiết yếu đặc biệt quan trọng đối với cây vụ đông.

Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc hữu cơ trong đất tạo pH và môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển, đồng thời cung cấp chất vôi cho cây nếu thiếu rễ kém phát triển, thân lá vàng úa, còi cọc.

Chất Magie và Lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây vụ đông phát triển diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá.

Silic tham gia kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại xâm nhiễm của sâu bệnh, giảm bốc thoát hơi nước, tăng sức chịu hạn cho cây trồng, chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.

Các chất vi lượng như kẽm, Bo, đồng, sắt, Mangan... là những chất men tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau, củ, quả, nó quyết định về hương vụ, màu sắc của sản phẩm cây vụ đông. Nếu không cung cấp đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau củ quả, đặc biệt là rau ăn lá.

Trên thị trường phân bón hiện nay, Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%. Sản phẩm này có đầy đủ các chất vi lượng như: chất sắt: 4%, chất Mangan: 0,4%, chất đồng: 0,02%, chất Molipden: 0,001%, chất Coban: 0,002, chất Bo: 0,008%, chất kẽm: 0,00014%…

Kết hợp với đạm ure và phân kali và một số chất vi lượng khác, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển theo nhiều công thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây trồng, trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Để thâm canh cây vụ đông ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, bà con nên sử dụng một số sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển sau:

- Phân chuyên bón lót: Có thể dùng sản phẩm đa yếu tố NPK 5.10.3 với tổng lượng dinh dưỡng trên 58% hoặc đa yếu tố NPK 10:7:3 tổng dinh dưỡng trên 65%, ngoài cân đối NPK còn chứa rất nhiều các dinh dưỡng trung lượng như: Ca, Mg, Si, S và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn… mà các loại phân bón thông thường không có.

- Phân chuyên bón thúc: Có thể dùng sản phẩm đa yếu tố NPK công thức 12:5:10, 13:3:10, 13:3:13 hoặc 22:5:11… đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn sinh trưởng, phát triển các loại rau màu.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đầy đủ loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng vụ đông.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đầy đủ loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng vụ đông.

Hướng dẫn các bón phân Văn Điển cho một số cây vụ đông ưa lạnh

Cây khoai tây: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3, 10:7:3 lượng bón 25kg/sào cùng với 5 tạ phân hữu cơ mục rải theo rạch luống, phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, không để củ giống tiếp xúc với phân, rồi lấp đất dày 3- 5cm. Có thể phủ rơm rạ giữ ẩm đất.

Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11, NPK 13:3:10,… lượng bón từ 16 - 20kg/sào chia làm 2 đợt:

Đợt 1 bón 50% lượng phân khi cây khoai cao 15 - 20cm, xới nhẹ 2 mép luống hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc, sau đó rải phân và kéo đất ở rãnh luống lấp kín phân kết hợp vụn đè dây nhằm vun lấp nhiều đốt, mắt thân để tạo nhiều “tia địa” là những tia phát triển thành củ khoai tây.  

Đợt 2 bón hết số phân còn lại sau 40 - 45 ngày trồng. Rải phân vào 2 mép luống rồi kéo đất ở hai rãnh luống vun cao luống nhằm hạn chế củ khoai tiếp xúc với ánh sáng; mỗi lần bón phân như trên cần kết hợp với tưới ẩm.

Nông dân chăm bón cây trồng vụ đông bằng Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.

Nông dân chăm bón cây trồng vụ đông bằng Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.

Cây rau: (bắp cải, su hào, súp lơ): Phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển bón cho rau là loại NPK 5.10.3, 10:7:3 dùng bón lót và đa yếu tố NPK 13:3:10, 12:5:10 hoặc 22:5:11,…

Cách bón: Đối với rau ngắn ngày như cải xanh, cải ăn lá (cải chíp, cải ngọt, cải mơ), xà lách, rau diếp, rau gia vị… bón lót và bón thúc đều dung phân bón đa yếu tố NPK 13:3:10 từ 10 - 15kg/sào.

Rạch hàng hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp kín đất, tra hạt hoặc trồng con rau (tránh phân tiếp xúc với hạt hoặc con rau). Đối với rau dài ngày như su hào, cải bắp, cải củ, cà rốt, súp lơ, khoai tây, … bón lót NPK 5.10.3 từ 20 - 25kg/sào.

Đánh rạch hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp đất, tra hạt hoặc trồng con rau. Bón thúc NPK 13:3:10 hoặc phân chuyên thúc khác, lượng bón từ 20 - 25kg/sào.

Thời điểm bón: Su hào trải lá bắt đầu phình củ; cải bắp khi trải lá bàng; đậu đũa, đậu cô ve khi phân cành nhánh; cải củ, mồng tơi, cà chua, khoai tây sau trồng 25 - 30 ngày.

Thực tế cho thấy: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, cả dạng trộn và dạng viên đều thích hợp với các loại cây màu vụ đông ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ vì cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối 13 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được.

Qua nhiều năm sử dụng phân bón Văn Điển cho cây màu trên đất 2 lúa không chỉ ở Thái Bình mà cả các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định… bà con nông dân đều ghi nhận hiệu quả rất tốt.

Cây trồng sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, thân cứng, lá dày, màu xanh sáng, ít đổ gãy, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao, hơn nữa, sau nhiều vụ sản xuất liên tục sử dụng phân bón Văn Điển nhưng đất không bị chai cứng, cằn cỗi mà ngược lại đất lại tơi xốp hơn, nhiều mùn giun hơn.

Xem thêm
Chương trình 'Thu vỏ chai - Đổi quà Tết'

ĐBSCL Chương trình 'Thu vỏ chai – Đổi quà Tết' vào cuối năm 2024 của Công ty TNHH TM Tân Thành đã thu gom hơn 90 tấn vỏ chai gói thuốc bảo vệ thực vật.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?