| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển đến với nông dân đất mũi Cà Mau

Thứ Tư 24/04/2024 , 22:52 (GMT+7)

Vượt khoảng cách địa lý xa xôi, Thương hiệu Phân bón Văn Điển từ Thủ đô Hà Nội đã đến với bà con nông dân vùng đất mũi Cà Mau.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển rất phù hợp với vùng đất chua phèn Cà Mau.

Cà Mau là vùng đất thấp, khu vực rìa phía Nam thường xuyên bị ngập nước. Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128.000ha, chiếm 83% diện tích cây trồng của tỉnh.

Thống kê mới nhất, diện tích nuôi trồng thủy sản của Cà Mau đạt 270.000ha, cao nhất nước. Trong khi đó, diện tích đất trồng lúa giảm chỉ có 100.000ha, chủ yếu là đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn.

Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế chính của đất vùng chua phèn như Cà Mau là hàm lượng lưu huỳnh cao (đối với đất phèn tiềm tàng), hàm lượng các độc tố như: Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 cao, pH KCl thường thấp 3,5-4.0.

Đất phèn thường có hàm lượng chất hữu cơ trung bình đến khá, nhưng mức độ phân giải thấp, nghèo lân tổng số (0,02 - 0,09 % P2O5) và rất nghèo lân dễ tiêu (1 - 5 mg P2O5/100 gam đất).

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính, nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Đặc biệt, sử dụng lân supe, khi bón vào đất phèn trong 2-3 ngày đầu đã có 80-90% lượng lân chuyển hóa sang dạng phosphat sắt, nhôm khó tan và 1-2 tháng sau hầu hết lân đã chuyển thành phosphat sắt kết tủa, cây lúa không thể sử dụng được.

Trong lân nung chảy Văn Điển có chứa P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng.

Trong lân nung chảy Văn Điển có chứa P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.400 - 1.450 độ C sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh, nên còn gọi là phân lân thủy tinh.

Đây là loại phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng như: sắt: 4%, Mangan: 0,4%, Đồng: 0,02%, Molipden: 0,001%, Coban: 0,002, Bo: 0,008%, Kẽm: 0,00014%,...

Trong đó, chất lân (P) cấu tạo phân từ cao năng ATP, rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, hình thành rễ, phân hóa mầm hoa… đặc biệt giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận tốt hơn.

Chất vôi (Ca) làm tăng pH môi trường và đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn.

Chất ma nhê (Mg) tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp của cây, là chất hoạt hóa của nhiều enzyme rất quan trọng đối với mọi hoạt động sống của cây, đặc biệt cùng với các kim loại kiềm khác đã làm tăng độ pH dịch bào, giúp tăng chất lượng lúa gạo và thời gian bảo quản nông sản được kéo dài hơn.

Chất silic (Si): Các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy, silic có tác dụng làm cho cây trồng hút cân đối các chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất, làm tăng tỷ lệ sử dụng N. Silic có tác dụng điều tiết hút lân, nâng cao lượng hút các nguyên tố vi lượng Mn, Zn, Cu, Bo….

Trong đất có nhiều Fe, Al di động, silic có tác dụng hấp thụ Fe, Al do đó nâng cao khả năng sử dụng lân. Đặc biệt, theo kết quả thử nghiệm năm 1960 của các chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản về vai trò của silic cho cây lúa cho thấy: Silic làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với môi trường bất thuận, tăng tính chịu mặn, phèn, chịu hạn, chịu nóng.

Silic có tác dụng tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây trồng, tăng khả năng kháng bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu trên cây lúa, các bệnh tàn lụi khô héo, bệnh thối rễ và bệnh đốm mép lá trên cây trồng. Bón silic giúp cho cây lúa cứng cáp, giữ được bộ lá xanh đậm lâu, hấp thu tốt ánh sáng, giảm tỷ lệ lúa đổ tới 65% so với đối chứng.

Ngoài ra, silic còn có tác dụng cải thiện chất lượng nông sản, với cây lúa làm tăng tỷ lệ gạo nguyên 4,9%, hàm lượng tinh bột tăng 1,4 - 3,4%, hàm lượng protein tổng số tăng 0,5%. Silic cũng giúp nâng cao hàm lượng đường của mía, nâng cao phẩm chất thuốc lá.

Như vậy, Phân lân Văn Điển là loại phân kiềm tiềm tàng, không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi và cũng không bị các phèn bám giữ như phân bón khác. Phân chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra nên hiệu suất sử dụng của cây trồng đạt trên 98%.

Đây là loại phân bón đa dinh dưỡng, thích hợp cho mọi cây trồng trên mọi chân đất, đặc biệt trên chân đất xám phèn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều năm qua, Phân bón văn Điển đã dược nông dân Cà mau sử dụng và mở rộng từng bước với hiệu quả cao.

Hình ảnh đối chứng mô hình lúa tại Cà Mau sử dụng Phân bón Văn Điển 37 ngày sau sạ.

Hình ảnh đối chứng mô hình lúa tại Cà Mau sử dụng Phân bón Văn Điển 37 ngày sau sạ.

Để có thêm cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm hướng dẫn bà con nông dân sử dụng hiệu quả hơn Phân bón văn Điển với cây lúa Cà Mau, vụ đông xuân 2023 - 2024, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với ngành nông nghiệp Ca mau, trực tiếp là Công ty TNHH Kinh doanh đầu tư Phát triển Hoàng Phát triển khai nhiều mô hình sử dụng Phân lân nung chảy Văn Điển cho cây lúa tại xã Khánh Hải và Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Mô hình đạt kết quả rất tốt, được bà con nông dân và cán bộ nông nghiệp cơ sở đánh giá cao hiệu quả Phân bón Văn Điển giúp cho cây lúa phát triển khỏe, rễ nhiều và dài, lá xanh bền, đẻ nhánh mạnh, mập mạp, năng suất cao hơn nhiều so với đối chứng. Cụ thể, năng suất cây lúa thực tế cao hơn 1 tấn/ha tại xã Khánh Hải còn tại xã Khánh Bình Tây năng suất cao hơn gần 2 tấn/ha.

Hình ảnh đối chứng mô hình lúa tại Cà Mau sử dụng Phân bón Văn Điển 74 ngày sau sạ.

Hình ảnh đối chứng mô hình lúa tại Cà Mau sử dụng Phân bón Văn Điển 74 ngày sau sạ.

Để sử dụng Phân bón Văn Điển đạt hiệu quả cao, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất phân lân nung chảy Văn Điển và các loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây trồng:

Phân NPK 8-8-4: Phân chuyên bón lót hay còn gọi là Lúa 1, sử dụng bón lót cho lúa trước khi sạ, chứa 8% đạm (N), 8% lân (P2O5) và 4% Kali (K­2O). Ngoài ra, phân còn chứa các nguyên tố trung, vi lượng như Canxi, Silic, Ma nhê, Lưu huỳnh, Man gan,…

 

Phân NPK Văn Điển 13-3-10: Phân chuyên bón thúc hay còn gọi là Lúa 2, sử dụng bón thúc cho lúa sau khi sạ, chứa 13% đạm (N), 3% lân (P2O5) và 10% Kali (K­2O). Ngoài ra, phân còn chứa các nguyên tố trung, vi lượng như Canxi, Silic, Ma nhê, Lưu huỳnh, Man gan,…

Để thâm canh lúa đạt hiệu quả cao, bà con nông dân nên đầu tư cho 1ha lúa khoảng 250 - 300kg Phân lân nung chảy Văn Điển + 300 - 350kg đa yếu tố NPK Văn Điển 8:8:4 (Lúa 1) và 350kg đa yếu tố NPK (Lúa 2).

 

Cách bón:

- Bón toàn bộ phân bón lót gồm 250 - 300kg Phân lân nung chảy Văn Điển + 300 - 350kg đa yếu tố NPK 8:8:4 (Lúa 1), bón trước lần bừa cuối cùng.

- Sau sạ lúa khoảng 7-10 ngày, bón 150kg đa yếu tố NPK (Lúa 2), bón xong kết hợp dặm tỉa lúa nhằm bảo đảm mật độ cơ bản.

- Sau sạ khoảng 40-45 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại, khoảng 200kg đa yếu tố NPK (Lúa 2)

Lưu ý:

- Dùng Phân lân nung chảy Van Điển và các loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót và bón thúc cho lúa bà con không cần bón thêm các loại phân vô cơ khác.

- Phân bón Văn Điển giúp cho cây lúa có bộ lá xanh vàng, bản lá dày, cứng cây, gọn khóm,... không tạo ra cây lúa tốt mềm, lá rối nên bà con phải bình tĩnh và tin tưởng, không nóng vội mà bón thêm phân khác và bón phân nhiều lần... làm giảm hiệu lực phân bón Văn Điển.

Để liên hệ mua các sản phẩm lân nung chảy, phân đa yếu tố NPK của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển tại Cà Mau, các đại lý vật tư nông nghiệp và bà con nông dân vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Phát triển Hoàng Phát

Địa chỉ: 13C/24/C3, đường Kỳ Đồng, phường 9, Q3, TP. HCM

Số điện thoại liên hệ: 0947588988

Email: hoangphatfertilizer@gmail.com

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm