| Hotline: 0983.970.780

Hủy toàn bộ diện tích rừng đước trong Dự án 'Ứng phó với biến đổi khí hậu'

Thứ Năm 29/06/2017 , 08:36 (GMT+7)

Sở TN- MT Quảng Ngãi và Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) vừa đưa ra kết luận về nguyên nhân gây hại đến rừng đước tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

15-18-52_nnvn_1
Theo kiến nghị của các nhà khoa học buộc phải tiêu hủy rừng đước.

Từ năm 2014 - 2015, có hơn 60ha cây đước và cây cóc trắng được  trồng mới và phục hồi, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn tại xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn) lên gần 100ha. Từ năm 2016 trở về trước, cây đước cùng với cây cóc trắng vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay có rất nhiều diện tích cây đước chết không rõ nguyên nhân.

Sở TN- MT Quảng Ngãi đã mời chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đi thực địa ở vùng trồng đước của xã Bình Thuận. Sau một thời nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng xác định sinh vật đục rễ và thân cây đước là loài giáp xác chân đều có tên Sphaeroma terebrans Bate, thuộc họ Sphaeromatidae bộ chân đều Isopoda, lớp Malacostraca. Sinh vật này đã gây thiệt hại cho nhiều rừng đước trên thế giới.

Theo GS.TS. Phạm Quang Thu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng, hiện nay chưa có giải pháp hữu hiệu nào để diệt trừ loài giáp xác này, giải pháp trước mắt cần chặt bỏ, thu gom cây đước, tiêu hủy để tránh lây lan.

Ông Phí Quang Hiển, PGĐ Sở TN- MT Quảng Ngãi cho biết, theo kiến nghị của GS.TS Phạm Quang Thu thì trước mắt phải hủy toàn bộ số cây đước trồng trong dự án để tránh tình trạng lây lan sang rừng đước tự nhiên, nếu không sẽ gây hư hại lớn hơn. Giải pháp về thuốc BVTV phòng trừ, hiện nay trong danh mục 3.000 thuốc BVTV không có thuốc phòng trừ loại giáp xác này.

 Ông Hiển cho biết thêm, theo kiến nghị của các nhà khoa học, về lâu về dài cần có đề tài khoa học nghiên cứu để chọn một số cây trồng khác để thay thế cây đước khi trồng tại những vùng ngập mặn ven biển.

15-18-52_nnvn_2
Sinh vật gây hại cây đước tại xã Bình Thuận từng gây hại nhiều rừng đước trên thế giới.

Từ đầu năm 2017 đến nay, rừng đước 3 năm tuổi trồng trong Dự án “Ứng phó với biến đổi khí hậu” tại xã Bình Thuận bị chết vì sinh vật lạ gây hại. Cây đước bị chết vì sinh vật này đục khoét vào thân, rễ, hút hết dưỡng chất trên thân cây làm cho cây chết. Ước diện tích bị thiệt hại khoảng 70% trên tổng diện tích 9,1 ha. Không chỉ rừng đước được trồng trong dự án có nguy cơ xóa sổ mà rừng đước tự nhiên tại vùng đầm lầy xã Bình Thuận cũng đang đứng trước nguy cơ bị sinh vật lạ gây hại, phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa.

Được biết, năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở TN- MT khẩn trương lập dự án trồng mới 100 ha và phục hồi 30 ha rừng ngập mặn ven biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai thực hiện trong 2 năm, từ năm 2014-2015.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.