| Hotline: 0983.970.780

Huyện Vĩnh Lợi đạt 100% trường chuẩn quốc gia

Thứ Tư 07/02/2024 , 07:16 (GMT+7)

Bạc Liêu Huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Đây cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng nền tảng số hóa.

Lễ tuyên dương học sinh có thành xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

Lễ tuyên dương học sinh có thành xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

100% trường đạt chuẩn quốc gia

Hiện nay, huyện Vĩnh Lợi có 28/28 trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia, là đơn vị đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 20 trường, đạt 71%.

Bà Đoàn Thị Thùy Linh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi, chia sẻ: Ngay từ khi các Thông tư của Bộ GD-ĐT ban hành về kiểm định chất lượng giáo dục và  công nhận trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học. Ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi đã triển khai và xác định mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định được các đơn vị trường học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Đồng thời, lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường trong huyện.

Qua đó, để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Việc công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các trường nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường  học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Huyện Vĩnh Lợi có 28/28 trường đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Huyện Vĩnh Lợi có 28/28 trường đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Trọng Linh.

Theo bà Linh, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra ngành giáo dục đã đề ra nhiều giải pháp nhằm huy động hết số học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì và phát huy kết quả công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày và hạn chế tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học…

Đối với công tác quản lý, ngành giáo dục luôn tăng cường công tác quản lý, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đồng thời, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Xây dựng phòng học, phòng chức năng, theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định phòng học bộ môn của các cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT. Xây dựng tường rào, sân chơi, nhà vệ sinh cho các điểm trường; nâng cao số lượng và chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia. 

Ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi là đơn vị tiên phong, thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06 của Chính phủ). Ảnh:  Trọng Linh.

Ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi là đơn vị tiên phong, thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06 của Chính phủ). Ảnh:  Trọng Linh.

Từ những mục tiêu và giải pháp cụ thể, năm học 2023-2024, ngành giáo dục huyện Vĩnh Lợi đã huy động được 100% học sinh trong độ tuổi đến trường. Trong đó, tỷ lệ sinh học 2 buổi trên ngày trên 90 %  đối với các cấp học. Tổng số cán bộ quản lí, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 89,85%. Kết quả phổ cập giáo dục và thanh toán mù chữ luôn được UBND tỉnh Bạc Liêu kiểm tra, công nhận đạt mức cao nhất.

 Trong giai đoạn từ năm 2019-2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND huyện Vĩnh Lợi đầu tư xây mới thay thế phòng học cấp 4 xuống cấp trên 200 phòng gồm phòng học và phòng chức năng. Kinh phí đầu tư trên 207 tỷ đồng. Trong đó, vốn tài trợ và vận động xã hội hóa trên 30 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay, tỷ lệ phòng học và phòng chức năng kiên cố của ngành trên 89%.

Chuyển đổi số nâng tầm chất lượng giáo dục 

Bà Đoàn Thị Thùy Linh cho biết: Xác định mục tiêu ngay từ đầu năm học 2023-2024 là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động, quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT. Tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục.

Bà Đoàn Thị Thùy Linh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi trao giải cho các em học sinh có thành tích cao tại 'Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XII năm 2024. Ảnh: Trọng Linh.

Bà Đoàn Thị Thùy Linh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi trao giải cho các em học sinh có thành tích cao tại “Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XII năm 2024. Ảnh: Trọng Linh.

 “Chuyển đổi số trong GD-ĐT cần có sự thay đổi về nhận thức mạnh mẽ, đồng bộ, bao quát, có tính kết nối với hệ thống tổng thể chương trình chuyển đổi số của tỉnh. Qua đó, triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt kết qua cao trong từng giai đoạn”, bà Linh chia sẻ thêm.

Có thể nói, ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi là đơn vị tiên phong, thực hiện có hiệu quả Đề án ‘Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030’ (Đề án 06 của Chính phủ). Hiện nay, các trường đã triển khai đầy đủ các chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư theo chỉ đạo của Chính phủ.

Điểm nhấn cho ngành giáo dục huyện Vĩnh Lợi là đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin đội ngũ giáo viên, học sinh, thông tin về cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng, chuẩn quốc gia, thư viện đạt chuẩn…vào Trung tâm điều hành giáo dục (vnEdu lOC). Đây cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai thực hiện tích hợp cơ sở dữ liệu toàn ngành, phục vụ hiệu quả công tác quản lý và chỉ đạo điều hành.

Ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi mở nhiều lớp tập bơi cho các em học sinh tiểu học. Ảnh: Trọng Linh. 

Ngành GD-ĐT huyện Vĩnh Lợi mở nhiều lớp tập bơi cho các em học sinh tiểu học. Ảnh: Trọng Linh. 

 Hiện nay, vnEdu lOC của ngành giáo dục huyện Vĩnh Lợi đã hoàn thiện và có thể thực hiện nhiều chức năng như: thu thập, phân tích, xử lý thông tin về cơ sở vật chất, số liệu, dữ liệu giáo viên, học sinh, chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn… phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực giáo dục. 

Mặt khác, hiện nay 100% cán bộ quản lí, giáo viên trong toàn ngành đã có tài khoản chữ ký số, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thực hiện chủ trương số hóa hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn giảm thời gian, kinh phí, tăng tính chính xác, khoa học hiệu quả trong quản lý và giúp giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho tiết dạy đạt hiệu. Hiện nay, các cấp học đã thực hiện trên 95% hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn trên hệ thống Vn.Edu.       

Từ đó, góp phần đổi mới phương thức dạy và học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng GD-ĐT. Với những gì công nghệ chuyển đổi số mang lại đã đem lại giá trị tiện ích tốt nhất cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà quản lý trong quá trình phát triển giáo dục. 

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi đoàn viên công tác nơi biên giới hải đảo

Ngày 17/5, Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi, tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại Công đoàn cơ sở thành viên Chi cục Kiểm ngư vùng V.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.