| Hotline: 0983.970.780

Khai thác thị trường xuất khẩu trái cây sang Indonesia

Thứ Năm 30/07/2020 , 08:45 (GMT+7)

Indonesia có một số loại trái cây đã xuất khẩu sang Việt Nam, nhưng Việt Nam chưa ghi nhận việc xuất khẩu mặt hàng này sang Indonesia.

Hội thảo trực tuyến được tổ chức tại Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội. Ảnh: Lê Bền.

Hội thảo trực tuyến được tổ chức tại Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội. Ảnh: Lê Bền.

Vừa qua, Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội và Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Indonesia tại Jakarta đã tổ chức Hội thảo trực tuyến nhằm tìm kiếm cơ hội xuất nhập khẩu trái cây giữa Indonesia và Việt Nam.

Theo Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội: Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Indonesia ước đạt khoảng 3,63 tỉ USD, khá tương đồng với quy mô kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này so với Việt Nam (khoảng 3,74 tỉ USD năm 2019).

Trong khối ASEAN, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái cây sang Lào (khoảng 78 triệu USD năm 2019); Thái Lan (khoảng 74 triệu USD năm 2019), kế tiếp là sang Singapore, Malaysia, Căm-pu-chia. Tuy nhiên, lại chưa ghi nhận các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia.

Ở chiều ngược lại, Indonesia lại là nước những năm qua đã xuất khẩu khá nhiều mặt hàng nông sản sang Việt Nam, đứng đầu là mặt hàng gạo nếp.

Cụ thể năm 2019, Indonesia xuất khẩu khoảng trên 125 nghìn tấn gạo nếp sang Việt Nam, kế đến là hạt điều với trên 53 nghìn tấn cùng một số sản phẩm khác như lúa mì, đường, bông sợi, thuốc lá nguyên liệu, bột hạt cọ, dầu cọ, thảo quả...

Đối với mặt hàng rau quả, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Indonesia, năm 2019, Indonesia đã xuất khẩu khoảng 853 tấn trái cây sang Việt Nam với giá trị khoảng 1,01 triệu USD, cụ thể: xoài (240 tấn, trị giá khoảng 386 nghìn USD ), các loại trái cây khác 246 tấn, trị giá trên 358 nghìn USD), dứa (268 tấn, 210 nghìn USD), quả mâm xôi đỏ và mâm xôi đen (92 tấn, trên 42 nghìn USD), và một lượng ít sầu riêng.

Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng thời gian tới, Indonesia và Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hai chiều nhằm khai thác tiềm năng trao đổi thương mại trong lĩnh vực thương mại mặt hàng hoa quả, nhất là đàm phán, mở cửa thị trường cho các sản phẩm hoa quả của cả hai phía.

Theo đại diện Cục BVTV (Bộ NN-PTNT Việt Nam), hiện nay, giữa Việt Nam và Indonesia đã ký Hiệp định SPS (hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật). Theo đó các mặt hàng trái cây xuất khẩu giữa hai nước cần phải được tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại (PRA).

Hiện nay, Việt Nam có nhiều mặt hàng rau quả có tiềm năng xuất khẩu sang Indonesia như thanh long, nhãn, mít, dừa... Tuy nhiên đến nay, chưa ghi nhận con số mặt hàng trái cây nào của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều mặt hàng trái cây từ Indonesia.

Vì vậy trong thời gian tới, phía Việt Nam mong muốn Indonesia tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện nhằm đẩy mạnh thương mại các mặt hàng trái cây giữa hai nước, đặt biệt là cho các mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia.

Trên thị trường quốc tế, hiện Indonesia xuất khẩu nhiều loại trái cây khá tương đồng với Việt Nam như dứa, chuối, sầu riêng, măng cụt…

Thị trường xuất khẩu trái cây chủ yếu của Indonesia là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Pakistan, Hàn Quốc, Italia, Hà Lan, Bangladesh, và Ai Cập.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tăng hơn 20% điện năng cung cấp tháng cao điểm nắng nóng

Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều chỉnh tăng điện năng cung cấp 4 tháng mùa khô (4, 5, 6, 7) năm 2024 từ 109,183 tỷ kWh lên 111,468 tỷ kWh.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.