| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành cụm 3 cây cầu nối yêu thương trên miền quê Sóc Trăng

Thứ Tư 05/04/2023 , 06:32 (GMT+7)

Sóc Trăng Sóc Trăng khánh thành, đưa vào sử dụng 3 cây cầu dân sinh từ nguồn hỗ trợ Chương trình “Cầu nối yêu thương”, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân.

Ngày 4/4, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Nhựa Tiền Phong) phối hợp cùng nhóm thiện nguyện Từ Tâm tổ chức lễ khánh thành cụm 3 cây cầu dân sinh từ chương trình "Cầu nối yêu thương" tại ấp Phú Thành A, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Tham dự có ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, chính quyền xã, nhà tài trợ và đông đảo người dân ấp Phú Thành A.

Lễ Khánh thành cụm 3 cây cầu dân sinh trên địa bàn ấp Phú Thành A, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: KA.

Lễ Khánh thành cụm 3 cây cầu dân sinh trên địa bàn ấp Phú Thành A, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: KA.

Cụm 3 cây cầu được khởi công vào đầu tháng 11/2022, bề rộng mặt cầu 3,5m, đảm bảo trọng tải 3 tấn, tổng kinh phí xây dựng  hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, chương trình Cầu nối yêu thương tài trợ trên 1 tỷ đồng, còn lại là phần đóng góp, chung tay của bà con địa phương.

Theo người dân nơi đây, thời điểm cầu chưa được xây dựng, người dân phải di chuyển bằng xuồng, ghe. Nông sản của bà con trong ấp không thể giao thương. Hơn nữa, việc đến trường của các em học sinh trong vùng gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm khi đi qua kênh rạch. Thậm chí nhiều em phải bỏ học giữa chừng do khoảng cách và trở ngại về đường đi.

Các cây cầu có bề rộng mặt cầu 3,5m, đảm bảo trọng tải 3 tấn, tổng kinh phí xây dựng  hơn 1,2 tỷ đồng. Ảnh: KA.

Các cây cầu có bề rộng mặt cầu 3,5m, đảm bảo trọng tải 3 tấn, tổng kinh phí xây dựng  hơn 1,2 tỷ đồng. Ảnh: KA.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ghi nhận những đóng góp của chương trình "Cầu nối yêu thương" cho miền quê tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, ông Mẫn đánh giá, những hỗ trợ của chương trình rất thiết thực, đảm bảo việc đi lại, trao đổi hàng hóa của bà con trong ấp Phú Thành A được dễ dàng, thuận tiện. Đồng thời, khơi dậy tiềm năng và nội lực trong khu vực, tạo điều kiện cho xã Phú Tâm có sự hòa nhập nhanh vào sự phát triển chung của tỉnh.

Chương trình "Cầu nối yêu thương" là hoạt động xã hội vì cộng đồng do Công ty Nhựa Tiền Phong phối hợp cùng nhóm Thiện nguyện Từ Tâm khởi xướng vào tháng 10/2017. Mục đích chương trình là xây dựng những cây cầu dân sinh tại các địa phương hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Qua đó, tạo điều kiện để trẻ em đến trường an toàn, việc đi lại, giao thương của người dân thuận tiện hơn. Đây là 3 cây cầu trong tổng số trên 100 cây cầu nhân ái được Công ty Nhựa Tiền Phong triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 đến nay.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cùng các em học sinh đi trên cây cầu mới được xây dựng trong niềm phấn khởi. Ảnh: KA.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cùng các em học sinh đi trên cây cầu mới được xây dựng trong niềm phấn khởi. Ảnh: KA.

Ngày 5/4, Công ty Nhựa Tiền Phong cùng Nhóm Thiện nguyện Từ Tâm sẽ tiếp tục khởi công xây dựng thêm 1 cây cầu tại ấp Ông Quới, xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Dự kiến kinh phí xây dựng cầu là 1,5 tỷ đồng. Sau khi xây dựng hoàn thành sẽ góp phần thay đổi diện mạo quê hương xã Thạnh Phú, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.