| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án hợp tác giữa doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Australia

Thứ Ba 27/02/2024 , 17:45 (GMT+7)

Các doanh nghiệp trong ngành tôm, lúa gạo giữa Việt Nam - Australia sẽ có cơ hội hợp tác, đầu tư thông qua chuyến thăm và học tập về nông nghiệp thông minh.

Khởi động dự án hợp tác giữa doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Australia. Ảnh minh họa.

Khởi động dự án hợp tác giữa doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Australia. Ảnh minh họa.

Ngày 27/2, Beanstalk AgTech công bố chiến lược hợp tác song phương giữa các doanh nghiệp Australia - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo.

Chiến lược nằm trong Chương trình đối tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Australia - Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Chương trình Đối tác Việt Nam - Australia vì nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra từ ngày 18 - 22/3 tại Việt Nam và từ 6 - 10/5 tại Australia.

Mục đích của chương trình nhằm tạo ra các cơ hội hợp tác phát triển chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung vào lĩnh vực lúa gạo và tôm.

Theo bà Lily Tao, Giám đốc dự án của Beanstalk AgTech cho biết, mặc dù ngành lúa gạo và tôm mang lại sinh kế cho hàng triệu nông dân Việt Nam nhưng ngành này cũng đang phải đối mặt với những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, liên quan đến mực nước biển dâng cao và lượng mưa thất thường. Do đó, hướng tiếp cận thông qua nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là một giải pháp giảm thiểu những rủi ro trên.

"Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu, do đó, cách tiếp cận theo hướng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate-Smart Agriculture – CSA) cùng những thực hành và công nghệ mang lại nhiều khả năng tiếp cận và cơ hội mở rộng thị trường, đặc biệt là ở các thị trường khó tính như châu Âu và Bắc Mỹ...", đại diện Beanstalk cho biết.

Tuy nhiên, mức độ áp dụng các công nghệ về CSA tại Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức thấp hoặc trung bình. Việc nhân rộng các công nghệ CSA còn hạn chế do những khó khăn trong tiếp cận yếu tố đầu vào, chi phí thực hiện cao và thiếu vốn đầu tư.

Ngoài ra, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cũng như sự phối hợp, điều phối thông tin hướng dẫn thực hiện CSA trong các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương cũng là rào cản trong hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam.

Thông qua việc tham dự chương trình này, các doanh nghiệp trong ngành tôm, lúa gạo giữa Việt Nam và Australia sẽ có cơ hội hợp tác, đầu tư thông qua chuyến thăm và học tập về nông nghiệp thông minh.

Các doanh nghiệp tham dự chương trình sẽ được đến thăm các trang trại, tổ chức hoặc viện nghiên cứu hàng đầu để hiểu rõ hơn về những thách thức trong vấn đề bền vững cũng như tìm hiểu về giải pháp tiên tiến của ngành.

Doanh nghiệp có thể đưa ra các ý tưởng thực hiện dự án bằng cách tham gia các hội thảo giúp tìm kiếm các giải pháp tiềm năng cho những thách thức chính trong lĩnh vực lúa gạo và tôm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ đối tác bằng cách gặp gỡ các bên liên quan cấp cao được chọn từ khu vực công và tư nhân, tìm kiếm các khả năng hợp tác và đầu tư.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mưu sinh lúc mưa dông, một ngư dân bị sét đánh tử vong

QUẢNG NINH Hoàn cảnh gia đình nạn nhân khá khó khăn, đang nuôi 4 con nhỏ ăn học. Nguồn thu chủ yếu của hai vợ chồng từ nghề đánh lồng.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.