| Hotline: 0983.970.780

Khởi động Sáng kiến AMD về bảo vệ hệ thống lương thực Châu Á

Thứ Ba 28/06/2022 , 15:00 (GMT+7)

Cần Thơ Ngày 28/6, tại TP Cần Thơ, Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) phối hợp với các cơ quan quản lý tại Việt Nam và Campuchia khởi động Sáng kiến AMD.

Sáng kiến AMD là Sáng kiến về Bảo vệ Hệ thống Lương thực tại các vùng Đồng bằng lớn của Châu Á để đảm bảo sinh kế và thích ứng với khí hậu, nhằm tạo lập các vùng đồng bằng lớn ở Châu Á có khả năng phục hồi, có tính bao trùm và cho năng suất cao.

Hội nghị khởi động Sáng kiến Bảo vệ Hệ thống Lương thực tại các vùng Đồng bằng lớn của Châu Á để đảm bảo sinh kế và thích ứng với khí hậu. Ảnh: Kim Anh.

Hội nghị khởi động Sáng kiến Bảo vệ Hệ thống Lương thực tại các vùng Đồng bằng lớn của Châu Á để đảm bảo sinh kế và thích ứng với khí hậu. Ảnh: Kim Anh.

Các khu vực đồng bằng lớn ở Châu Á, nơi sinh sống của 177 triệu dân, trong đó 36% là người nghèo, bao gồm khu vực ĐBSCL. Các khu vực này được xem là “bệ phóng” về lương thực, thực phẩm, đa dạng sinh học, màu mỡ và năng suất cao, chủ đạo là lúa gạo, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ hàng triệu người trong và ngoài các đồng bằng.

Các vùng đồng bằng lớn Châu Á là 'bệ phóng' lương thực. Ảnh: Kim Anh.

Các vùng đồng bằng lớn Châu Á là “bệ phóng” lương thực. Ảnh: Kim Anh.

Tuy nhiên, các hệ thống lương thực ở những vùng châu thổ này lại đang chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu làm chậm tăng trưởng kinh tế, làm “xói mòn” an ninh lương thực.

Để giải quyết những mối quan tâm cấp bách này, CGIAR cùng với các trung tâm và đối tác phát triển, chính thức công bố Sáng kiến AMD. Sáng kiến AMD sẽ tập trung vào 3 vùng đồng bằng lớn của Châu Á bao gồm Đồng bằng Ganges-Brahmaputra tại Bangladesh và Ấn Độ, Đồng bằng Irrawaddy tại Myanmar, vùng đồng bằng hạ lưu sông Mekong tại Việt Nam (khu vực ĐBSCL) và Campuchia.

Tiến sĩ Bjorn Ole Sander, Trưởng Đại diện Viện lúa Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam đồng thời là Trưởng Sáng kiến AMD nhấn mạnh vai trò của các vùng đồng bằng lớn của Châu Á như những “giỏ thực phẩm” cho các quốc gia trong khu vực.

Tiến sĩ Bjorn Ole Sander, Trưởng Đại diện Viện lúa Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò của các vùng đồng bằng lớn của Châu Á. Ảnh: Kim Anh.

Tiến sĩ Bjorn Ole Sander, Trưởng Đại diện Viện lúa Quốc tế (IRRI) tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò của các vùng đồng bằng lớn của Châu Á. Ảnh: Kim Anh.

Ông cho rằng, mục tiêu chính của Sáng kiến AMD là xây dựng các vùng đồng bằng này có khả năng duy trì tính toàn vẹn sinh thái, thích ứng với khí hậu và các áp lực khác, loại bỏ các rào cản mang tính hệ thống đối với việc nhân rộng các công nghệ và thực hành mang tính chuyển đổi ở các cấp độ cộng đồng, quốc gia và khu vực.

Để đạt được mục tiêu trên, các trung tâm CGIAR và các đối tác sẽ tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như: Hệ thống sản phẩm phù hợp với các vùng đồng bằng, hệ thống nông sản châu thổ giàu dinh dưỡng, chuỗi giá trị định hướng đồng bằng ít rủi ro, quản lý các hệ thống đồng bằng toàn diện, bình đẳng giới và hòa nhập và lập kế hoạch phát triển đồng bằng dựa trên bằng chứng thực tế.

Trước đại diện nhiều tổ chức, đơn vị quốc tế, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn của Việt Nam. Nhưng điều kiện tự nhiên lại khó khăn hơn so với các vùng phát triển kinh tế khác. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của vùng đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, điều này tác động tích cực đến sản xuất lương thực, ổn định sinh kế của người dân trong vùng.

Nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Kim Anh.

Ông Sơn chỉ ra thực tế, từ năm 2015 nông dân vùng ĐBSCL đã bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất lúa sang đa dạng hóa cây trồng, thủy sản để thích ứng với biến đổi khí hậu và biến động thị trường. Hiện nay, các mô hình canh tác giảm chi phí sản xuất, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp vô cơ sang hữu cơ, giảm sức ép sản lượng, tăng thu nhập bằng con đường chất lượng đã và đang được nông dân trong vùng chuyển dịch mạnh mẽ.

Xác định quan điểm, vùng ĐBSCL là vựa sản xuất lúa trọng điểm cần giữ. Ông Sơn đưa ra loạt các ưu tiên cho vùng trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng duy trì định hướng phát triển hệ thống sinh thái, biến ĐBSCL thành các khu du lịch sinh thái trong nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường phế phụ phẩm trong nông nghiệp đây là giải pháp quan trọng tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Hơn nữa, theo ông Sơn với Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh, làm rõ hơn việc xoay trục các sản phẩm chính của ĐBSCL, đưa các thủy sản, trái cây là ngành hàng mới, có kế hoạch phát triển vùng cơ bản. Đồng thời, Việt Nam sẽ cải thiện năng lực kiểm soát chất lượng nông sản, tiếp cận thị trường.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đánh giá, thông qua Sáng kiến AMD, ngành trồng trọt sẽ phối hợp chặt chẽ với các trung tâm CGIAR, phát huy kinh nghiệm từ các chương trình hợp tác trước đây, đặc biệt là cách tiếp cận có sự tham gia và trao quyền cho đối tác trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt xác định, Sáng kiến AMD không nằm trong phạm vi của vùng đồng bằng canh tác lúa mà liên kết giữa các vùng đồng bằng với nhau. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt xác định, Sáng kiến AMD không nằm trong phạm vi của vùng đồng bằng canh tác lúa mà liên kết giữa các vùng đồng bằng với nhau. Ảnh: Kim Anh.

“Với mục tiêu xây dựng các vùng đồng bằng có khả năng thích ứng tốt, có khả năng phục hồi và có tính bao quát trong toàn khu vực và các vùng lân cận khu vực sông Mekong. Sáng kiến AMD không còn nằm trong phạm vi của vùng đồng bằng canh tác lúa mà có thể liên kết giữa các vùng đồng bằng canh tác lúa với nhau”, ông Tùng cho hay.

Sau chương trình khởi động, các đại biểu tham dự sẽ có các phiên thảo luận nhóm để bàn bạc về các cơ hội thách thức của các vùng trọng điểm thuộc Sáng kiến AMD, mở rộng quy mô sáng kiến, đồng thời triển khai kế hoạch công tác tại các vùng trọng điểm sáng kiến triển khai.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất