| Hotline: 0983.970.780

Không để bị động trước bão, lũ

Thứ Năm 12/09/2019 , 08:26 (GMT+7)

Nhờ thực hiện tốt phương châm “tự quản tại chỗ”, nhiều địa phương ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản trong cơn bão, lũ vừa qua.

Nằm lòng phương châm “tự quản tại chỗ”

Huyện Phong Điền là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 4 và áp thấp nhiệt đới cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua. Trong đó, xã Phong Bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 20 ngôi nhà, 50 ha lúa, hoa màu và nhiều tuyến đường thôn, xóm bị ngập, lũ; hàng trăm học sinh phải nghỉ học.

07-40-45_nh_1
Ngập úng ở huyện Phong Điền do ảnh hưởng bão, lũ vừa qua.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Bình, địa phương không có thiệt hại về người. Sở dĩ giảm thiểu được thiệt hại do công tác phòng chống bão, lũ được chính quyền và người dân địa phương chuẩn bị kĩ càng từ trước.

Trong thời gian bão lũ, xã đã bố trí lượng lượng cán bộ, công an, xã đội và Ban phòng chống bão lụt bão của Đoàn Thanh niên tại các thôn luôn luôn túc trực hỗ trợ người dân chằng chống nhà, thu hoạch hoa màu... Cán bộ xã, thôn đến từng hộ, nhất là những khu vực có nguy cơ mất an toàn cao để nhắc nhở người dân không đi lại, vớt củi, chèo thuyền đưa khách, đánh cá… Đài phát thanh xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân các biện pháp, chủ động ứng phó, bảo vệ an toàn tính mạng.

“Bảo vệ an toàn tính mạng cho dân là mục tiêu được Đảng bộ, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu. Công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân các biện pháp phòng, tránh không phải “ngày một ngày hai” mà là nhiệm vụ thường xuyên”, ông Khánh cho hay.

Ông Lê Phước, thôn Triều Phước, xã Phong Bình chia sẻ: Do nắm bắt kịp thời tình hình thời tiết qua kênh thông tin truyền thanh xã nên ông đã có sự chuẩn và tránh được thiệt hại cho gia đình trong bão, lũ vừa qua.

“Gia đình tôi đã gia cố lại nhà, cửa kiên cố; trong nhà lúc nào cũng sẵn sàng áo phao để dùng khi cần thiết, các loại vật dụng sinh hoạt quan trọng được kê lên cao “gác”, thực phẩm được chuẩn bị đủ dùng trong 1 tuần”, ông Phước cho hay.
 

Phòng tránh là chính

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Phong Điền cho biết: Không chỉ xã Phong Bình mà nhiều địa phương khác ở huyện cũng giảm bớt được thiệt hại do bão lũ vừa qua là do chủ động triển khai các biện pháp ứng phó ngay từ đầu năm; các phương tiện cứu hộ cứu nạn, nhu yếu phẩm từ cấp xã đến thôn, xóm đều được chuẩn bị sẵn sàng.

Theo ông Hùng, tình hình thời tiết năm nay vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, các nguy cơ lũ quét, sợt lở đất, gió lốc có thể xảy ra. Do đó, huyện tiếp tục triển khai các phương án với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, lấy phòng tránh là chính".

07-40-45_nh_2
Người dân dùng ghe, xuồng đã được chuẩn bị từ trước thu hoạch sắn chạy lũ.
"Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm nay, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”..., sẵn sàng ứng phó", ông Hùng nhấn mạnh.

Ngoài các lực lượng phòng chống lụt bão ở cơ sở, huyện Phong Điền cũng thành lập các lực lượng gồm công an, quân đội để ứng cứu kịp thời. Các phương án về chuẩn bị thuốc men, thuốc khử trùng vệ sinh môi trường, xử lý và phòng chống dịch bệnh sau thiên tai cũng đã được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Huyện cũng đã chuẩn bị các phương tiện gồm: Xuồng máy, nhà bạt, phân bổ 150 áo phao, 275 áo phao tròn cứu sinh, 3 phao bè, 58 loa cầm tay cho các xã. Hàng hóa dự trữ gồm 60 tấn gạo, hơn 1.000 thùng mì tôm, 2.240 lít xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác, vận động nhân dân có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Chủ động rà soát những điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, bị ngập úng, lũ quét, các đập, ngầm qua suối để xây dựng phương án bảo vệ, di dời dân, tài sản, gia súc ra khỏi vùng nguy hiểm khi cần thiết; đặc biệt, tại các xã ven biển vùng trũng Ngũ Điền, các xã vùng núi Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ…

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.